Báo Đồng Nai điện tử
En

Gian nan nghề may mặc

07:01, 15/01/2018

Trải qua nhiều cấp bậc trong các công ty may,  vị trí cao nhất lên đến Phó giám đốc phân xưởng, nhưng ông Trần Minh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH may mặc Nhật Long Anh (phường An Bình, TP.Biên Hòa), vẫn theo đuổi con đường kinh doanh riêng của mình.

Trải qua nhiều cấp bậc trong các công ty may,  vị trí cao nhất lên đến Phó giám đốc phân xưởng, nhưng ông Trần Minh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH may mặc Nhật Long Anh (phường An Bình, TP.Biên Hòa), vẫn theo đuổi con đường kinh doanh riêng của mình.

Ông Trần Minh Dũng hướng dẫn công nhân may sản phẩm.
Ông Trần Minh Dũng hướng dẫn công nhân may sản phẩm.

* Vạn sự khởi đầu nan

Năm 2008, ông Dũng thành lập xưởng may với 20 công nhân, chỉ sau 1 năm hoạt động với lượng hàng khá tốt, ông đã mở rộng sản xuất, số công nhân tăng lên 100 người. Xưởng của ông chuyên gia công hàng xuất khẩu cho các công ty may lớn. Khi ngành may mặc bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp giữ lại hàng để gia công. Do đó, nguồn hàng ở xưởng ông Dũng luôn trong tình trạng “ăn đong”. “Lúc nào tôi cũng nhấp nhổm, nếu đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp có khá, từ đó chia cho mình thì chúng tôi mới có hàng sản xuất, rất áp lực” - ông Dũng chia sẻ.

Nhiều tháng không có đủ hàng cho công nhân sản xuất, ông Dũng phải bỏ tiền túi ra để trả lương cho công nhân nhằm duy trì hoạt động. Nợ nần cũng ngày càng gia tăng, bao nhiêu vốn tích cóp được từ trước bị “xói mòn” hết, thậm chí phải vay mượn người thân, bạn bè để giải quyết khó khăn. Đứng trước nguy cơ phá sản, ông Dũng chuyển hướng mở thêm các lĩnh vực khác như: in, may đồng phục, thêu gia công. Những lĩnh vực này đã phát huy hiệu quả và gỡ khó cho xưởng may gia công.

* Từ bỏ may gia công

Sau 4 năm lăn lộn với lĩnh vực may gia công, năm 2012 ông Dũng quyết định chuyển sang may đồng phục công nhân cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Ở sân chơi mới, sản xuất được duy trì ổn định và có hướng phát triển tốt khi công ty ông ký được hợp đồng với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản. Khi số lượng khách hàng lớn thường xuyên của công ty lên đến trên 100 doanh nghiệp, ông Dũng không chọn phương án mở rộng mà hợp tác với các cơ sở may khác trên địa bàn TP.Biên Hòa để gia công. Công ty ông luôn duy trì 4 xưởng sản xuất gồm 2 xưởng may, 1 xưởng thêu và 1 xưởng in áo đồng phục với số lượng công nhân là 100 người. Chỉ riêng về sản phẩm đồng phục và áo khoác, mỗi tháng công ty của ông sản xuất 6 ngàn sản phẩm. Cơ cấu sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH may mặc Nhật Long Anh gồm 80% quần áo đồng phục, 20% áo khoác thời trang và quần áo thể thao. 

Theo ông Dũng, những năm gần đây quan điểm của các doanh nghiệp đã khác hẳn trong vấn đề đặt may đồng phục công nhân. Đồng phục không còn là hàng giá rẻ nữa mà phải đẹp và chất lượng tốt, bởi đó là hình ảnh của công ty. Vì thế doanh nghiệp phải đầu tư mạnh cho khâu thiết kế. Đội ngũ thiết kế của công ty ông Dũng luôn phải tìm tòi sáng tạo để có những nét mới trong thiết kế làm hài lòng khách hàng.

Quốc Khánh

Tin xem nhiều