Từ cuối năm 2016 giá mủ cao su đã tăng trở lại. Niềm vui đó chỉ kéo dài đến giữa năm 2017, giá mủ cao su bất ngờ rơi thẳng đứng, trong khi đó giá gỗ cao su vẫn tăng đều không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Từ cuối năm 2016 giá mủ cao su đã tăng trở lại. Niềm vui đó chỉ kéo dài đến giữa năm 2017, giá mủ cao su bất ngờ rơi thẳng đứng, trong khi đó giá gỗ cao su vẫn tăng đều không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Kiểm tra phôi gỗ cao su trước khi đưa vào chế biến tại Công ty cổ phần Nhất Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1. |
Giá mủ cao su trồi sụt khi giá gỗ cao, nhiều nhà vườn đã thanh lý vườn cây.
Giá mủ bấp bênh
Từ tháng 9-2016, giá mủ cao su trên thị trường ấm dần lên sau một thời gian dài trầm lắng. Giá mủ cao su lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm nay, đạt mức 60 triệu đồng/tấn, tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2016. Ông Nguyễn Văn Chín, người có 3 hécta cao su ở xã Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ) cho hay mủ cao su lên 60 triệu đồng/tấn nên chủ vườn có thu nhập tốt. “Cao su khó trở lại được mức giá cao như trước đây (120 triệu đồng/tấn). Chỉ cần giữ được giá 60 triệu đồng/tấn là tốt rồi, mỗi tấn mủ cũng có lãi khoảng 20 triệu đồng” - ông Chín chia sẻ.
Giá gỗ cao su tăng 40% Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, từ đầu năm 2017 Chính phủ Trung Quốc cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên nên nhiều doanh nghiệp nước này đã tăng nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Việt Nam.Điều này dẫn đến giá gỗ nguyên liệu cao su trong nước tăng khoảng 40% từ đầu 2017 đến nay. Ngoài ra, thị trường châu Âu gần đây có xu hướng thích nhập khẩu những sản phẩm gỗ được làm từ gỗ cao su cũng góp phần đẩy giá gỗ cao su tăng mạnh.Do đó, nhiều nhà vườn trồng cao su thấy giá mủ giảm mạnh đã thanh lý vườn cao su để bán gỗ thu về 800-1 tỷ đồng/hécta. Nhiều nhà vườn cho biết sau khi thanh lý, tiếp tục trồng mới tiếp cây cao su. Khánh Minh |
Thế nhưng từ tháng 5 vừa qua, giá mủ cao su lại liên tục lao dốc và đến nay chỉ còn 34 triệu đồng/tấn mủ. Ông Chín tính toán với mức giá như hiện nay, chủ vườn lãi rất ít, chỉ khoảng 4 triệu đồng/hécta/tháng. Đối với những vườn cây đất không phù hợp, năng suất thấp thì hòa vốn, thậm chí có thể lỗ.
Giá cao su từ tháng 6-2017 đột ngột rớt xuống còn 34 triệu đồng/tấn khiến nhà vườn choáng váng. Nguyên nhân của việc sụt giảm giá mạnh này là do giá cao su trên thế giới liên tiếp giảm, bởi tình trạng nguồn cung vẫn ở mức thừa. Bên cạnh đó, giá dầu thô giảm khiến cao su nhân tạo (sản xuất từ dầu mỏ) gây sức ép lên cao su thiên nhiên. Ông Lê Bạch Long, Giám đốc Công ty TNHH Nam Long (huyện Long Thành), hội viên Hội Cao su - nhựa TP.Hồ Chí Minh, cho hay việc tăng - giảm của giá dầu thô cũng tác động đến thị trường cao su thiên nhiên khá mạnh, nhất là trong hoàn cảnh lượng cao su thiên nhiên đang ở tình trạng thừa cung như hiện nay.
Giá gỗ chưa hạ nhiệt
Trong khi đó, gỗ cao su lại được thương lái Trung Quốc mua gom mạnh khiến nguồn cung trở nên khan hiếm, đã đẩy giá lên cao ngất ngưởng, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Phôi gỗ cao su đã tăng lên xấp xỉ 9 triệu đồng/m3.
Ông Lê Văn Hùng, một người chuyên khai thác gỗ rừng trồng cung cấp cho các lò sấy ở huyện Trảng Bom, cho biết thời gian qua nhiều chủ vườn cao su đã cho thanh lý những vườn cây năng suất kém. “Mỗi cây cao su có giá 1 triệu đồng, bán 1 hécta chủ vườn có trong tay 1 tỷ đồng. Nhiều vườn cao su tôi thấy chủ vườn chặt ngọn trồng tiêu dưới gốc, có lẽ do không hiệu quả nên khi giá gỗ cao cũng cho cưa cây bán” - ông Hùng nói.
Những năm trước đây khi giá cao su cao ngất ngưởng, nhiều người dân đã ồ ạt trồng, tuy nhiên không phải vùng đất nào loại cây này cũng có năng suất tốt. Khi giá mủ giảm mạnh, nhiều vườn phải chuyển sang chế độ chăm sóc cầm chừng dẫn đến năng suất càng thấp.
Vân Nam