Báo Đồng Nai điện tử
En

Xây dựng thủ phủ chăn nuôi an toàn của cả nước

10:12, 02/12/2015

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận Thống Nhất đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2015. Đây là đơn vị cấp huyện thứ 3 của Đồng Nai về đích trong xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận Thống Nhất đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2015. Đây là đơn vị cấp huyện thứ 3 của Đồng Nai về đích trong xây dựng nông thôn mới.

Trong đợt thẩm tra hồ sơ đạt chuẩn huyện nông thôn mới của huyện Thống Nhất, ông Tăng Văn Lộc, Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối trung ương, cho biết: “Chúng tôi rất ấn tượng về sự quyết tâm và phấn đấu vươn lên của địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, sự đóng góp của người dân trong  xây dựng nông thôn mới chiếm đến 60%  tổng kinh phí đầu tư. Điều này chỉ làm được khi có sự đồng lòng cao của người dân.

* Chăn nuôi xanh, sạch, đẹp

Hiện Thống Nhất đã có 9/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 35 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,4% (tính đến cuối năm 2014). Chính quyền huyện cũng quan tâm hỗ trợ người dân cứng hóa đường giao thông vào tận cánh đồng sản xuất. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã hình thành một cách rõ rệt, tăng cao thu nhập cho nông dân. Nông dân cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật cao hơn, mô hình liên kết hiệu quả hơn. Huyện đã định hình được 13 vùng cây trồng chủ lực, 20 vùng chăn nuôi tập trung theo quy hoạch với tổng diện tích 2.341 hécta. Trong đó, chăn nuôi trang trại với quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển với hơn 1 ngàn trang trại và 4 điểm giết mổ tập trung. Là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước với tổng đàn heo đạt trên 360 ngàn con, địa phương vẫn được đánh giá cao về tiêu chí môi trường.

Đoàn thẩm định của trung ương thăm trại heo của ông Lê Thanh Thành tại xã Hưng Lộc.
Đoàn thẩm định của trung ương thăm trại heo của ông Lê Thanh Thành tại xã Hưng Lộc.

Bà Hạ Thanh Hằng, Phó vụ trưởng, Chánh văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn), đánh giá: “Huyện đã đi tiên phong đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải sinh hoạt với quy mô lớn, công nghệ hiện đại mà ít địa phương có được. Địa phương được phủ xanh, diện mạo nông thôn đổi mới, hạ tầng giao thông khang tranh, xanh, sạch. Đây là nền tảng tốt để địa phương tiếp tục phấn đấu lên mức đẹp, văn minh”.

Ông Lê Thanh Thành, chủ trại chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh tại xã Hưng Lộc, chia sẻ: “Vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh là vấn đề bản thân nông dân chúng tôi quan tâm hàng đầu vì mục tiêu chăn nuôi bền vững. Tuy chăn nuôi với quy mô nhỏ nhưng tôi vẫn quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt để đảm bảo vấn đề môi trường”.

Giai đoạn 2010-2015, tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 11.414 tỷ đồng. Trong đó vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 35,62%, vốn xã hội hóa chiếm tỷ trọng 64,38%. Chính quyền và người dân rất quan tâm đầu tư để đạt tiêu chí về vệ sinh môi trường.

* Xây dựng văn minh nông thôn 

Theo UBND huyện Thống Nhất, không chỉ đạt và vượt tiêu chuẩn về các tiêu chí kinh tế, môi trường mà tiêu chí văn hóa - xã hội cũng được đặc biệt quan tâm. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp, hệ thống đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa ngày càng khang trang đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm tại chỗ được chú trọng.

Thng Nht cũng được cho là hình mu trong vn động, thu hút nhân dân đóng góp xây dng nông thôn mi, nht là đã tp trung vào gii quyết vn đề môi trường. C th, v chun nước hp v sinh đã đạt 100%, nước sch nông thôn đạt 76% là điu hin ít nơi trong c nước làm được. Đây cũng là huyn đi đầu của tnh trong xây dng vùng chăn nuôi an toàn vi hàng chc h nông dân tham gia chăn nuôi an toàn sinh hc, chăn nuôi theo chun VietGAP t h tr ca chương trình d án Lifsap và người dân t đầu tư.

Ngoài ra, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã đi vào chiều sâu và đạt được nhiều kết quả quan trọng; các thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở được đầu tư triển khai đồng bộ. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao ở tất cả các cấp học, hệ thống trường lớp được củng cố, mở rộng và nâng cấp với quy mô phù hợp. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm; chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật. Quyền làm chủ của người dân nông thôn ngày càng được thể hiện rõ nét và đời sống vật chất tinh thần được nâng lên.

Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Trung, cho hay địa phương xây dựng nông thôn mới từ điểm xuất phát thấp sau khi tách ra từ xã Gia Kiệm nên gặp rất nhiều khó khăn. Xã xây dựng nông thôn mới bắt đầu thay đổi từ tư duy, từ đó có quyết tâm rất cao trong xây dựng nông thôn mới, trong đó công tác tuyên truyền để người dân đồng lòng ủng hộ có ý nghĩa rất quan trọng. Xã có thế mạnh là xã hội hóa đầu tư cho văn hóa. Ngoài cơ sở vật chất văn hóa, trung tâm văn hóa do Nhà nước đầu tư còn có 3 cơ sở do tư nhân đầu tư hiện đều hoạt động rất hiệu quả. Tổng kinh phí đầu tư cho nông thôn mới của xã trong 5 năm qua hơn 400 tỷ đồng, nhân dân đóng góp rất tích cực, chiếm gần 30% tổng vốn. 

Bình Nguyên 

 

 

 

 

Tin xem nhiều