Báo Đồng Nai điện tử
En

Không nên xao nhãng thị trường lớn thứ 2 trên thế giới

10:11, 27/11/2015

Hơn 4 năm làm Tham tán thương mại tại Trung Quốc, ông Bùi Huy Hoàng không nhớ hết đã hỗ trợ bao nhiêu doanh nghiệp trong nước thực hiện các hợp đồng giao thương thuận lợi với đối tác. Hiện ông là địa chỉ tin cậy để doanh nghiệp Việt Nam tìm đến khi cần những thông tin tư vấn hoặc có tranh chấp tại thị trường Trung Quốc…

Hơn 4 năm làm Tham tán thương mại tại Trung Quốc, ông Bùi Huy Hoàng không nhớ hết đã hỗ trợ bao nhiêu doanh nghiệp trong nước thực hiện các hợp đồng giao thương thuận lợi với đối tác. Hiện ông là địa chỉ tin cậy để doanh nghiệp Việt Nam tìm đến khi cần những thông tin tư vấn hoặc có tranh chấp tại thị trường Trung Quốc…

Ông Bùi Huy Hoàng nhận định, Trung Quốc là quốc gia rộng lớn có quy mô kinh tế đứng thứ 2 toàn cầu (sau Hoa Kỳ). Mặc dù đang trong giai đoạn tăng trưởng thấp nhất trong hơn 20 năm qua, nhưng Trung Quốc vẫn là nước có nền kinh tế mạnh. Quý III-2015, GDP Trung Quốc tăng trưởng gần 7%. Đây là thị trường xuất nhập khẩu quan trọng nhiều tiềm năng mà Việt Nam cũng như Đồng Nai cần khai thác đúng.

Cần bỏ tiểu ngạch sang chính ngạch

* Kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm, đồng nhân dân tệ b th ni, v lâu dài s gây ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

- Trung Quốc có nền kinh tế lớn nên khi kinh tế tăng trưởng chậm lại và đồng nhân dân tệ bị thả nổi, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thị trường toàn cầu cũng bị chao đảo. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, mức ảnh hưởng đến Việt Nam không quá lớn như sự lo lắng của nhiều doanh nghiệp trong nước. Để đối phó với ảnh hưởng này, phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá, nới rộng biên độ giao dịch. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy  xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc từ đầu năm đến nay vẫn giữ mức tăng trưởng cao.

* Nông sản của Việt Nam thường xuất khẩu sang Trung Quốc đi qua đường tiểu ngạch nên hay bị ép giá tại cửa khẩu, có khi còn bị đổ bỏ số lượng lớn. Theo ông, có cách x lý nào đối vi tình trng trên không?

- Theo số liệu tôi có được thì đa số hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đều đi bằng đường chính ngạch. Vì thế để tránh tình trạng trên, doanh nghiệp Việt Nam nên xuất khẩu theo đường chính ngạch. Muốn xuất khẩu theo đường này, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và giá cả cạnh tranh.

Từ trước đến nay, nhiều doanh nghiệp có quan niệm Trung Quốc là thị trường dễ tính, chấp nhận mọi hàng hóa và chỉ cần giá rẻ... là hoàn toàn sai lệch. Doanh số bán lẻ trong 9 tháng của năm 2015 của Trung Quốc khoảng 3.485 tỷ USD, hấp dẫn rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Đồng thời, Trung Quốc là nước sản xuất công nghiệp, nông nghiệp lớn và giá cả rất cạnh tranh.

* Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro. Doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để tránh được rủi ro cũng như cạnh tranh được với hàng Trung Quốc giá rẻ và hàng từ các nước khác?

- Trung Quốc là thị trường thương mại lớn, đầy tiềm năng của Việt Nam, song cũng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn so với các thị trường khác. Vì là thị trường lớn thứ 2 của toàn cầu với kim ngạch nhập khẩu mỗi năm lên đến gần 2 ngàn tỷ USD nên các nước trên thế giới đều không bỏ qua Trung Quốc.

Xuất khẩu sản phẩm vào Trung Quốc không dễ dàng, vì ngoài cạnh tranh với các đối tác nước ngoài còn có những doanh nghiệp nội địa. Hàng hóa Việt Nam muốn cạnh tranh được tại thị trường Trung Quốc phải hội đủ 2 yếu tố chính là: chất lượng đảm bảo, giá rẻ hơn các nước và hàng nội địa Trung Quốc.

Giảm nhập siêu từ Trung Quốc

* Trung Quốc cũng là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Doanh nghiệp trong nước phải làm gì để giảm nhập siêu từ thị trường này?

- Bài toán về giảm nhập siêu từ Trung Quốc và cân bằng thương mại giữa 2 nước đã được bàn đến từ cách đây 10 năm. Thời gian qua, Chính phủ có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, ưu đãi trong thu hút đầu tư từ nước ngoài vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập khẩu nguyên liệu. Nhưng tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong nước tăng nhanh, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển không theo kịp, buộc Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu để sản xuất. Và nhiều năm nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam cho nhiều ngành chủ lực, như: dệt may, giày dép, linh kiện điện tử…


Hiện nay, những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc thì nhiều nước trong khối ASEAN là: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines… cũng đang xuất qua. Muốn hàng hóa giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp chú ý đầu tư máy móc, thiết bị, nâng công suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Phía Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội thông tin chung về thị trường, chính sách thương mại, đầu tư của Trung Quốc, những lĩnh vực có tiềm năng hợp tác giữa hai bên. Đồng thời, Thương vụ có thể tư vấn cho doanh nghiệp cách tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu, hỗ trợ xử lý các rào cản về kỹ thuật, thị trường tại Trung Quốc.

Hiện nay, nhận thức về vấn đề này đã thoáng hơn nên nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường này, gia công xuất khẩu sang thị trường khác là bình thường. Thực tế nhiều loại nguyên liệu Việt Nam không có lợi thế trong sản xuất nên buộc phải nhập khẩu mới đáp ứng được nhu cầu. Do đó, khi nào Việt Nam chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất thì sẽ giảm nhập khẩu.

* Hiện nay, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương đđàm phán xong và nhiều hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nếu doanh nghiệp Việt Nam cứ chăm chăm nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc sẽ không được hưởng các ưu đãi từ thuế quan?

- Tôi lại nhìn thấy đây là cơ hội tốt cho Đồng Nai cũng như các tỉnh, thành trong cả nước trong việc xúc tiến thương mại để thu hút đầu tư từ nước ngoài. Gần đây, có làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam và Đồng Nai là một trong những điểm đến khá hấp dẫn. Ngay cả các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan cũng đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam ở lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, như: sợi, vải, da giày, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu cho ngành gỗ, máy móc, thiết bị… để cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và xuất khẩu hưởng các ưu đãi về thuế quan. Các doanh nghiệp trong nước có thể nhân cơ hội này mời gọi, liên kết để sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu.

* Tiếp xúc với nhiều hiệp hội, doanh nghiệp tại Đồng Nai, ông có đánh giá và chia sẻ gì về thị trường Trung Quốc?

- Tôi thấy các hiệp hội, doanh nghiệp Đồng Nai tiếp cận thị trường thế giới khá nhanh và rất chủ động trong tìm hiểu thông tin để có sự chọn lựa trước khi tiến hành tìm đối tác để liên kết xuất khẩu hàng hóa. Hiện các doanh nghiệp Đồng Nai đã giao thương với gần 100 quốc gia trên thế giới và đang mở rộng xuất nhập khẩu vào những thị trường Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do để tránh lệ thuộc vào một vài thị trường lớn, trong đó có Trung Quốc. Hướng đi này sẽ giúp doanh nghiệp có đầu vào, đầu ra ổn định và có nhiều cơ hội để lựa chọn những đối tác, thị trường phù hợp với khả năng của mình. 

Nhưng tôi cũng muốn chia sẻ với các doanh nghiệp Đồng Nai đã và sắp xuất khẩu vào Trung Quốc. Đây là thị trường có sức mua tăng cao và doanh số hàng hóa bán lẻ qua mạng chiếm gần 10% (tương đương với 417 tỷ USD trong 9 tháng của năm 2015). Vì thế, khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc nên coi thương mại điện tử là một kênh quan trọng để tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp, người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu vào sâu trong thị trường nội địa nước này.

* Xin cảm ơn ông!

Hương Giang (thực hiện)

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích