Báo Đồng Nai điện tử
En

Sóng gió ngành đậu nành

11:11, 22/11/2015

"Trước đây tôi chuyên cung ứng bột mì cho ngành sản xuất bao bì dùng để làm keo dán các lớp bao với nhau. Do việc quản lý công nợ trong lĩnh vực này khá phức tạp nên tôi chuyển sang lĩnh vực nhập khẩu đậu nành, cung cấp cho ngành thực phẩm" - ông Phạm Văn Dũng, chủ doanh nghiệp Dương Lộc Phú Vina ở phường Hố Nai, TP.Biên Hòa giới thiệu.

“Trước đây tôi chuyên cung ứng bột mì cho ngành sản xuất bao bì dùng để làm keo dán các lớp bao với nhau. Do việc quản lý công nợ trong lĩnh vực này khá phức tạp nên tôi chuyển sang lĩnh vực nhập khẩu đậu nành, cung cấp cho ngành thực phẩm” - ông Phạm Văn Dũng, chủ doanh nghiệp Dương Lộc Phú Vina ở phường Hố Nai, TP.Biên Hòa giới thiệu.

Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Công ty Dương Lộc Phú Vina kiểm tra hàng tại kho.
Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Công ty Dương Lộc Phú Vina kiểm tra hàng tại kho.

Nhảy vào lĩnh vực đậu nành mới được 4 năm nhưng ông đã 2 lần bị thị trường này làm cho chao đảo. Tuy nhiên, ông Dũng đã chèo chống doanh nghiệp của mình vượt qua được sóng gió lần này.

“Thi gan” với thị trường

Suốt nhiều tháng qua, giá đậu nành trong nước ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đậu nành như ngồi trên lửa. Đến nay, giá đậu đã tăng trở lại, tuy nhiên không ít doanh nghiệp đã bị “bốc hơi” tiền tỷ. Ông Dũng cho biết, năm 2011 khi còn chân ướt chân ráo vào ngành này, thị trường cũng bị tình trạng hạ giá như hiện nay. Thời điểm đó chưa có kinh nghiệm xử lý nên vài ngàn tấn đậu nhập từ Mỹ về đã lỗ vốn nặng, ông phải bán đất bù lỗ.

Năm nay, nhờ vào việc chủ động nguồn vốn nên doanh nghiệp vẫn trụ vững và không bị “vỡ trận” như lần trước. Ông Dũng chia sẻ: “Khi đậu nành mất giá năm 2011, tôi chưa có kinh nghiệm nên giá càng xuống càng đẩy hàng ra để mong giảm lỗ. Làm như vậy thì giá đậu ở thị trường trong nước càng giảm sâu. Lần này giá giảm mạnh, tôi quyết định cho đóng cửa kho giữ nguyên 6 ngàn tấn đậu không bán”.  Quả thực sau 5 tháng liên tiếp giá thấp, đến nay giá đậu nành đã phục hồi khỏi mức lỗ và ông cũng xuất nhanh chóng được 5 ngàn tấn hàng.

Gia tăng giá trị

Ông Dũng cho hay, mỗi năm doanh nghiệp của ông nhập khẩu khoảng 8 ngàn tấn đậu nành dành cho chế biến thực phẩm. Thị trường tiêu thụ đậu của ông hiện đã kéo dài từ tỉnh Bình Định đến các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Doanh nghiệp hiện đang chuẩn bị đầu tư một dây chuyền chế biến sữa đậu nành để gia tăng thêm giá trị. Hiện doanh nghiệp đang đàm phán với nhà cung cấp dây chuyền chế biến sữa đậu nành của châu Âu. Ông Dũng chia sẻ: “Nhu cầu về sữa đậu nành còn khá nhiều, nhưng giá loại sữa này trên thị trường cao so với thu nhập của người công nhân. Tôi dự kiến sẽ đưa ra loại sản phẩm có chất lượng tốt và giá hợp lý cho đối tượng là công nhân và người thu nhập thấp, đây cũng là điều tôi trăn trở từ lâu”.

Vân Nam

 

 

Tin xem nhiều