Báo Đồng Nai điện tử
En

Không còn đường nào ngoài việc phải thích ứng thật nhanh

01:06, 13/06/2015

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân, thì bước ngoặt đầu tiên giúp sản xuất, xuất khẩu giày dép vươn lên là khi Việt Nam gia nhập WTO, kế tiếp sẽ là các hiệp định thương mại tự do và tới đây là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nhiều năm gắn bó với ngành sản xuất giày dép, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam hiểu rõ ngành này như như lòng bàn tay. Bà Xuân cho rằng bước ngoặt đầu tiên giúp sản xuất, xuất khẩu giày dép Việt Nam vươn lên là khi Việt Nam gia nhập WTO, kế tiếp sẽ là các hiệp định thương mại tự do và tới đây là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đứng trước những thay đổi lớn đó, doanh nghiệp Việt Nam gần như không còn đường nào ngoài việc phải chuẩn bị và thích ứng thật nhanh.

Việt Nam hiện đã vươn lên đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu giày dép, chỉ sau Trung Quốc và Italia. Trong đó, Đồng Nai nằm ở nhóm 5 tỉnh, thành có xuất khẩu giày dép lớn của cả nước.

Cơ hội thoát Trung về phụ thuộc nguyên liệu

 * Bà có đánh giá gì v tình hình sn xut giày dép, túi xách Đồng Nai hin nay?

- Đồng Nai là một trong số ít địa phương nhiều năm liền luôn giữ được tăng trưởng của ngành giày dép, túi xách ở mức 2 con số. Ở phía Nam có 3 tỉnh, thành đóng vai trò quan trọng, chủ chốt trong ngành sản xuất giày dép, túi xách là Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và Bình Dương. Những năm qua, các doanh nghiệp ở Đồng Nai luôn nhanh tay nắm lấy các cơ hội giảm thuế từ những hiệp định thương mại được ký kết để mở rộng sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, không riêng gì Đồng Nai mà doanh nghiệp cả nước trong lĩnh vực giày da, túi xách đều gặp phải khó khăn chung là nguyên liệu đầu vào, máy móc sản xuất phần lớn phải nhập khẩu nên giá trị gia tăng cho sản phẩm chưa cao.

 * Thi gian va qua, Vit Nam liên tiếp ký kết hàng lot hip định thương mi t do (FTA), ti đây là Hip định thương mi t do vi Liên minh châu Âu (EU) và TPP. Thun li nào được cho là ln nht cho ngành giày dép, túi xách?

- Tính đến thời điểm này, Việt Nam ký kết 10 hiệp định thương mại tự do với các nước và từ nay đến cuối năm 2015 sẽ có 3 mốc quan trọng nữa mà các doanh nghiệp quan tâm là các FTA: TPP, EU và Cộng đồng kinh tế Asean. Những thuận lợi chung của doanh nghiệp đã được các chuyên gia kinh tế phân tích cụ thể và phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến khá nhiều.

Tuy nhiên với riêng ngành giày dép, túi xách tôi nghĩ lợi thế lớn nhất là thuế xuất khẩu giày dép sang nhiều thị trường sẽ giảm dần về 0%. Các doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu, máy móc từ các nước Việt Nam đã ký kết các FTA để hưởng ưu đãi về thuế quan và tránh bị lệ thuộc vào một vài thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ cho ngành giày dép, túi xách. Như chúng ta đã thấy, gần 3 năm nay nhiều doanh nghiệp FDI đã đến Việt Nam trong đó có Đồng Nai để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giày dép, túi xách. Và những doanh nghiệp lớn, như: Adidas, Nike... có xu hướng chuyển dịch dần các đơn hàng lớn vào Việt Nam để sản xuất.

* Vy đâu là khó khăn đáng quan tâm nht?

- Theo tôi, khó khăn chính của ngành giày dép, túi xách Việt Nam là tỷ lệ gia công cao, lên đến 70% nên lợi nhuận thấp và hạn chế sự năng động của doanh nghiệp. Đồng thời, công tác tiếp thị, phát triển thị trường, thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước còn yếu. Các rào cản về kỹ thuật, yêu cầu trách nhiệm xã hội và môi trường sẽ làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, theo quy định của các FTA, để hưởng ưu đãi về thuế quan, nguồn nguyên liệu sản xuất giày dép, túi xách phải ở trong nước hoặc nhập khẩu từ những nước có ký kết hiệp định. Thế nhưng, tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm giày dép, túi xách xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt khoảng 40%, còn 60% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc). Do đó, các doanh nghiệp muốn hưởng ưu đãi thuế quan phải tìm nguồn nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ những nước có tham gia hiệp định.

Phải nâng tỷ lệ nội địa hóa

 * Dù xếp th 3 trên thế gii v xut khu giày dép, túi xách nhưng doanh nghip Vit Nam ch yếu là gia công nên giá tr gia tăng thp. Theo bà, doanh nghip sn xut giày dép, túi xách Vit Nam phi làm nhng gì để nâng cao giá tr gia tăng?

- Việt Nam có khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất giày dép, túi xách và trong đó có 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực giày dép, túi xách chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực đáp ứng các đơn hàng lớn còn khó và hạn chế. Vì thế, muốn tăng giá trị gia tăng cho sản xuất giày dép, túi xách, các doanh nghiệp chú ý nâng cao chất lượng lao động.

Cụ thể, cần nâng cao năng suất lao động/giờ làm việc, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, duy trì và phát triển quan hệ bạn hàng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Mở rộng thị trường sang các nước Việt Nam đã ký các FTA. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp FDI đã vào Việt Nam đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày dép, các doanh nghiệp trong nước nên tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, hoặc tìm các nguồn nguyên liệu rẻ từ các nước chúng ta đã ký kết FTA.

* Trước rt nhiu FTA được ký kết gia các nước, trong tương lai Vit Nam liu còn gi được v trí xut khu giày dép ln th 3 trên thế gii?

Việt Nam đang có 1.600 dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 800 triệu đôi giày dép và 120 triệu túi cặp. Ngành giày dép, túi xách đóng góp khoảng 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với gần 13 tỷ USD/năm. Đây là ngành giữ được mức tăng trưởng ổn định trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, Việt Nam đang mất dần lợi thế lao động giá rẻ vì năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Đài Loan, Malaysia và một số nước khác trong khối Asean.

- Tôi nghĩ nếu Chính phủ có chính sách kịp thời và cụ thể thu hút công nghiệp hỗ trợ cho ngành giày dép để cải thiện nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thì chúng ta sẽ vẫn giữ vững ngôi vị thứ 3 về xuất khẩu giày dép.

* D tính trong quý III -2015, Vit Nam ký kết FTA vi EU và TPP vi Hoa K. Khi 2 hip định này được ký kết, doanh nghip trong lĩnh vc giày dép s có thêm các li thế và khó khăn gì?

- EU và Hoa Kỳ là 2 thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu giày dép của nước ta vào EU khoảng 3,6 tỷ USD và Việt Nam là nước cung cấp giày dép cho EU lớn thứ hai. Thị trường EU có khoảng 28 nước với hơn 500 triệu dân, mỗi năm tiêu thụ 2,8 tỷ đôi giày dép, trong đó nhập khẩu 86%. Giày dép vào EU đòi hỏi có chất lượng cao, tinh xảo và có tính thời trang. Hiện Italia là quốc gia có vai trò chủ chốt trong công nghiệp giày dép của EU. Khi FTA với EU ký kết, các doanh nghiệp Việt sẽ có nhiều cơ hội, lợi thế hơn Trung Quốc trong việc liên kết tiếp cận công nghệ sản xuất giày cao cấp của Italia (cùng nằm trong khối EU).

Với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam cũng là đối tác cung cấp giày dép lớn thứ 2. Thị trường này mỗi năm tiêu thụ khoảng 2,4 tỷ đôi giày dép, trong đó 99% là nhập khẩu. Hiện giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm khoảng 7% lượng nhập khẩu nên khi ký kết TPP chính thức, thuế suất giày dép vào thị trường này bằng 0% sẽ giúp các doanh nghiệp Việt thêm nhiều cơ hội cạnh tranh so với những nước không tham gia TPP. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt là tìm được nguồn nguyên liệu trong nước hoặc từ các nước cùng tham gia hiệp định mới được hưởng ưu đãi về thuế quan.

 * Xin cm ơn bà!

 Hương Giang (thc hin)

 

 

Tin xem nhiều