Hơn 20 năm mở cửa cho dòng vốn FDI cũng là giai đoạn hơn 20 năm phương châm "Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN)" do Đồng Nai khởi xướng được thực hiện. Các hoạt động, như: chủ động tiếp thị đầu tư tại nước ngoài; tổ chức tư vấn DN trực tiếp thông qua các hình thức như Bàn Kansai (hỗ trợ trực tiếp cho các dự án đến từ vùng Kansai - Nhật Bản), tổ tư vấn DN của Sở Kế hoạch - đầu tư; lãnh đạo trực tiếp hàng tuần giữa lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo DN FDI... đã được thực hiện đều đặn.
Hơn 20 năm mở cửa cho dòng vốn FDI cũng là giai đoạn hơn 20 năm phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN)” do Đồng Nai khởi xướng được thực hiện. Các hoạt động, như: chủ động tiếp thị đầu tư tại nước ngoài; tổ chức tư vấn DN trực tiếp thông qua các hình thức như Bàn Kansai (hỗ trợ trực tiếp cho các dự án đến từ vùng Kansai - Nhật Bản), tổ tư vấn DN của Sở Kế hoạch - đầu tư; lãnh đạo trực tiếp hàng tuần giữa lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo DN FDI... đã được thực hiện đều đặn.
Công nhân thực hành kỹ thuật tại Công ty Bosch tại Khu công nghiệp Long Thành. |
Ngoài ra, những chính sách đặc thù mà Đồng Nai đã và đang áp dụng để nâng cấp môi trường đầu tư một cách rõ rệt, không chỉ cạnh tranh thu hút đầu tư với các địa phương khác trong nước mà với các quốc gia lân cận trong khu vực, như: Trung Quốc, Indonesia, Myanmar...
* Đồng hành thực sự
Một trong những điều dễ thấy nhất trong chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp của Đồng Nai là khi có những vướng mắc trong quá trình làm thủ tục đầu tư, tìm hiểu môi trường, hay vướng mắc về thuế, đất đai, chính sách khi đang hoạt động, tất cả các DN FDI có thể đăng ký gặp gỡ trực tiếp với chủ tịch hoặc các phó chủ tịch UBND tỉnh để trình bày và tìm hướng giải quyết. Hầu như không có tuần lễ nào mà lịch làm việc của UBND tỉnh lại không có các buổi tiếp, gặp gỡ trực tiếp DN FDI. Điều này được đánh giá rất cao đối với cộng đồng DN FDI bởi nó thể hiện sự lắng nghe và cầu thị từ phía chính quyền tỉnh.[links(right)]
Nói về những bước đột phá trong câu chuyện cải cách hành chính, thực sự đồng hành cùng DN FDI trong đầu tư và trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, ông Mai Văn Nhơn, Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, chia sẻ có những hồ sơ dự án của DN được Ban Quản lý ra quyết định ngay trong ngày. Để làm được điều này, Ban Quản lý và các sở, ngành của Đồng Nai đã thực sự đồng hành với DN ngay từ những bước đầu. Theo ông Nhơn: “Nhà đầu tư thường không bao giờ nộp được đầy đủ hồ sơ đúng theo yêu cầu nên rất cần những thông tin tư vấn, hỗ trợ trong suốt quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Biết được vấn đề này, Ban Quản lý hỗ trợ DN ngay từ những bước đầu, vì thế không mất nhiều thời gian thẩm định lại hồ sơ nên mới có trường hợp DN được giải quyết trong 24 giờ”.
TS. Thomas Loidl, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Áo, chia sẻ nhân chuyến thăm và làm việc tại Đồng Nai: “Giao thông thuận tiện, các khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh là một trong những yếu tố đầu tiên doanh nghiệp chọn khi tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đồng Nai. Ngoài lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp Áo cũng mong muốn sẽ được đầu tư vào Đồng Nai trên một số lĩnh vực khác, như: giáo dục, môi trường, khoa học - công nghệ”. |
Công tác phối hợp giữa các sở, ngành cũng đã có bước tiến rất lớn. Khi DN gặp vướng mắc, khó khăn về thủ tục đầu tư, thuế, hải quan, Ban Quản lý gửi kiến nghị là được giải quyết ngay. Qua đó, nhà đầu tư rất tin tưởng nên khi Ban Quản lý chủ động tiếp cận, tư vấn về những ưu đãi hoặc cơ hội mới về thị trường, DN rất yên tâm mở rộng đầu tư.
Một trong những điểm nổi bật của hoạt động năm 2015 của Ban Quản lý khu công nghiệp là tập trung cho hoạt động của Bàn Kansai, cầu nối giữa DN Nhật Bản với các sở, ban, ngành, địa phương để giải quyết những yêu cầu phát sinh trong quá trình tìm hiểu đầu tư và triển khai dự án. Ban Quản lý đang cho hoàn thiện trang web của Bàn Kansai bằng tiếng Nhật, cung cấp mọi thông tin cần thiết. Qua đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm hiểu, kiểm chứng thông tin về môi trường đầu tư; về chính sách trước khi đến Đồng Nai đầu tư.
* Tự “tiếp thị” mình
Đồng Nai nằm trong danh sách điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư còn nhờ lợi thế về hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng giao thông với các tuyến đường cao tốc đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, các dự án sẽ được thực hiện trong thời gian tới, như: dự án sân bay Long Thành, hệ thống giao thông đường thủy với mạng lưới các cảng, phát triển dịch vụ logistic... cũng là điểm nhấn được các nhà đầu tư chú ý và cũng là những thông điệp chính mà Đồng Nai đưa ra trong các đợt xúc tiến đầu tư diễn ra đều đặn tại Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu...
Ông Stefan Friedan Eduard Poppe, Giám đốc Công ty Volcafe - DN vừa đi vào hoạt động, chia sẻ: “Chúng tôi là DN làm hàng xuất khẩu nên rất cần nơi có hệ thống giao thông tốt và gần cảng. Đây là điểm mạnh của Đồng Nai, vì vậy chúng tôi chọn đầu tư. Chính quyền cũng hỗ trợ nhiều cho việc thành lập DN”. Ông Lê Văn Danh, Cục trưởng Cục Hải quan cũng dẫn chứng: DN Nhật Bản đã đầu tư kho lạnh trong Khu công nghiệp Amata (TP.Biên Hòa) và dự kiến tiếp tục đầu tư kho mới ở huyện Nhơn Trạch. Cũng đã có nhà đầu tư lớn chọn Đồng Nai để xây dựng trung tâm logistic cho cả khu vực miền Nam. Ông Danh kiến nghị, tỉnh cần quan tâm quy hoạch vùng logistic để thu hút mạnh đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời có thêm chính sách ưu đãi thu hút đầu tư xây dựng cảng với quy mô lớn, có thể tiếp nhận được tàu container, tạo lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh, thành lân cận khi bước vào hội nhập. Vì hiện trên địa bàn tỉnh có gần 20 cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng chưa được khai thác hết tiềm năng. Địa phương cũng cần quan tâm quy hoạch kho ngoại quan xăng dầu tại huyện Nhơn Trạch, chuẩn bị nguồn cung ứng cho sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động.
Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh Nakajima Satoshi cho biết, hiện các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Đồng Nai với tổng số vốn lên đến trên 3 tỷ USD và con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đồng Nai hiện đang là điểm đến đầu tư đầy hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vì có cơ sở hạ tầng giao thông tốt, môi trường đầu tư thuận lợi và an toàn. Ông Nakajima Satoshi cũng hy vọng sân bay quốc tế Long Thành sớm được xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh cũng như các tỉnh trong khu vực. |
Trong năm 2014, Đồng Nai liên tiếp đón các đoàn đại sứ, tổng lãnh sự từ các nước với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ ngoại giao, tìm hiểu môi trường nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư của DN các nước. Nhận xét về sự thành công trong đầu tư Khu công nghiệp Amata tại Đồng Nai, ông Panyarak Poolthup, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thái Lan tại Việt Nam, nói: “Nhờ luôn được sự đồng hành từ chính quyền, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN thuận lợi. Khu công nghiệp Amata sẽ là mô hình điểm để các nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục mở rộng tại Việt Nam trong thời gian tới”.
Là một trong những quốc gia đầu tư sớm nhất tại Đồng Nai, ông Emmanuel Ly - Battallan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.Hồ Chí Minh, đánh giá Đồng Nai rất thuận lợi để xây dựng các nhà máy sản xuất vì có hạ tầng tương đối hoàn thiện. Mức đầu tư của DN Pháp vào tỉnh chưa xứng tầm, vì thế ông mong muốn được làm cầu nối để DN Pháp đầu tư nhiều hơn nữa vào Đồng Nai. Đó cũng là mục đích chính của ông trong chuyến thăm Đồng Nai nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp.
Nhóm PV kinh tế