Báo Đồng Nai điện tử
En

Mát lành dừa nước Nhơn Trạch

11:05, 30/05/2014

Nhơn Trạch là vùng đất ngập nước nhiễm phèn, nhiễm mặn ven sông, rạch nên ít có loại cây trồng nào phát triển được, trừ dừa nước bạt ngàn. Với phong trào nuôi tôm, cá phát triển, diện tích dừa nước dần thu hẹp nhưng vẫn còn cả ngàn hécta.

Nhơn Trạch là vùng đất ngập nước nhiễm phèn, nhiễm mặn ven sông, rạch nên ít có loại cây trồng nào phát triển được, trừ dừa nước bạt ngàn. Với phong trào nuôi tôm, cá phát triển, diện tích dừa nước dần thu hẹp nhưng vẫn còn cả ngàn hécta.

Anh Nguyễn Văn Lạc, kiện tướng chặt dừa nước ở Vĩnh Thanh.
Anh Nguyễn Văn Lạc, kiện tướng chặt dừa nước ở Vĩnh Thanh.

Hiện nay, dừa nước Nhơn Trạch tập trung nhiều nhất ở xã Vĩnh Thanh, nơi tập trung các khu du lịch thu hút khách thập phương. Cây dừa nước, lá dừa nước không chỉ tạo nên cảnh quan cho vùng du lịch mà trái của loài cây mọc hoang này cũng trở thành đặc sản phục vụ du khách.

Đặc sản du lịch

Bà Trần Thị Bị, người dân ở xã Vĩnh Thanh, nói: “Ngh hái lá da nước đã giúp v chng tôi nuôi được 4 người con ăn hc trong nhng năm tháng khó khăn. Xưa đất hoang hóa, ai có sc thì đi khai thác, gi đều có ch, mình gi đất giùm h mi được quyn cht lá. Nhiu người chuyên làm ngh cht lá da thường phi tr tin khoán cho ch đất mi được vào khai thác”.

Theo những người dân sống bằng nghề khai thác dừa nước, trước đây lá dừa nước được dùng để lợp nhà, cất chòi, lợp chuồng trâu, bò. Có giai đoạn cuộc sống khá giả hơn, người dân đua nhau cất nhà tôn, nhà ngói khiến lá dừa mất dần giá trị. Vài năm trở lại đây, những khu du lịch, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, sân vườn biệt thự… lại chuộng lợp mái bằng lá dừa nước. Nhà lợp mái lá dừa có ưu điểm mùa nắng mát mẻ, mùa lạnh ấm áp, không khí trong nhà lúc nào cũng thoáng đãng. Mái lá dừa cũng khá bền, có thể sử dụng được khoảng 10 năm. Lợp mái bằng lá dừa trở thành “mốt” của người có tiền vì tạo nên nét dân dã, gần gũi với thiên nhiên. 

Anh Hùng, chuyên thu gom lá dừa bỏ mối nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, cho biết: “Tuần nào tôi cũng tổ chức ghe chở cả chục thiên lá đi giao cho khách. Bây giờ, lá dừa được sử dụng rất phổ biến, từ khu du lịch, nhà dân đến sản xuất nông nghiệp, như: lợp chòi trữ muối, lợp nhà trồng nấm…Giá trị của lá dừa nước cũng tăng hơn nhiều so với trước.”

Trái dừa nước trở thành đặc sản du lịch. Ảnh: B.Nguyên
Trái dừa nước trở thành đặc sản du lịch. Ảnh: B.Nguyên

Bà Lê Thị Hai, người chuyên bán trái dừa nước tại Khu du lịch Bò Cạp Vàng (huyện Nhơn Trạch), nhận xét trước đây trái dừa nước ít người khai thác vì không có khách mua. Khi hoạt động du lịch của huyện Nhơn Trạch phát triển, lượng du khách về đây ngày càng nhiều, loại trái này trở thành đặc sản. Chỉ riêng xã Vĩnh Thanh đã có cả chục ghe chuyên bán trái dừa nước cho du khách. Khách du lịch rất chuộng loại trái dân dã này, không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua về làm quà sau chuyến đi chơi. Trái dừa nước cũng theo thương lái đi khắp nơi, là món giải khát lạ miệng của người dân chốn thị thành.

Nghề mưu sinh của dân quê

Khai thác dừa nước rất vất vả nên người trong nghề chủ yếu là nam giới. Họ thường kết đôi để chèo thuyền đi khai thác lá. Anh Nguyễn Văn Lạc, quê gốc tại tỉnh Sóc Trăng, đã có 13 năm làm nghề chặt lá dừa nước ở đất Nhơn Trạch. Anh là người có tiếng giỏi nghề ở xứ này, mua được đất, cất được nhà, là lao động chính nuôi cả gia đình đều nhờ đôi tay điêu luyện chặt lá dừa. “Công việc này vất vả lắm, phải dầm mình dưới bùn, bị gai cào xước tay là chuyện thường ngày vì phải dọn bụi rậm mới chặt được những tàu lá. Người thợ phải đo và chặt để những tàu lá đều chằn chặn cùng một độ dài, rồi phải xé đôi tàu lá. Những rừng dừa thường rộng hàng chục hécta nên người đi khai thác cũng mất khá nhiều công để kéo lá ra ngoài”- anh Lạc tâm sự.

Anh Nguyễn Thanh Thuận, người cùng khai thác lá với anh Lạc, chia sẻ: “Nghề tuy vất vả nhưng không bị gò bó gì. Chỉ cần mình chịu khó là sống tốt. Khai thác lá diễn ra quanh năm nhưng cao điểm vẫn là những tháng mùa khô vì mặt hàng này thường gắn với mùa xây dựng. Riêng trái dừa nước chỉ tiêu thụ mạnh vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ, tết. Chỉ cần vào rừng chặt vài quầy dừa nước là bằng một ngày làm việc của công nhân, vì đây là đặc sản du lịch nên ngày càng có giá”.

Ông Trương Văn Ngọc, một lão làng trong nghề khai thác lá dừa ở Nhơn Trạch, nhận xét: “Nhiều gia đình ở xứ này sống khỏe nhờ nghề khai thác dừa nước. Mấy năm nay, dừa nước có giá nên không chỉ lớp người lớn tuổi mà nhiều thanh niên cũng gắn bó với nghề”.

Bình Nguyên

 

 

 

Tin xem nhiều