
Dự án sân bay quốc tế Long Thành đang được Chính phủ Nhật Bản xem xét cho vay bằng nguồn vốn ODA. Để hiểu rõ hơn, Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với Phó tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh - ông Yakabe Yoshinori.
![]() |
Ông Yakabe Yoshinori. |
Dự án sân bay quốc tế Long Thành đang được Chính phủ Nhật Bản xem xét cho vay bằng nguồn vốn ODA. Để hiểu rõ hơn, Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với Phó tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh - ông Yakabe Yoshinori.
Phóng viên: Thưa ông, được biết Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cấp vốn ODA để xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, việc này tiến triển đến đâu?
- Ông Yakabe Yoshinori: Sau khi Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn ODA cho dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, Chính phủ Nhật Bản đang tiến hành tìm hiểu mọi vấn đề liên quan đến quy hoạch trước khi quyết định. Buổi làm việc của tôi với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mới đây vào ngày 14-2 là để tìm hiểu thêm các thông tin xung quanh việc đầu tư sân bay quốc tế Long Thành có thực sự cần thiết hay không? Và nếu được hỗ trợ vốn sân bay quốc tế Long Thành đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Sau buổi làm việc này, những nhận định, thông tin về dự án sẽ được chúng tôi chuyển về Chính phủ Nhật Bản để xem xét và ra quyết định.
* Như vậy, sau buổi làm việc với Đồng Nai ông có đánh giá như thế nào về dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành?
Sân bay quốc tế Long Thành khi hoàn thành có thể kết nối với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và hệ thống đường sắt. Hiện Đồng Nai đã tiến hành quy hoạch chung xây dựng khu vực xung quanh sân bay với diện tích 16 ngàn hécta, chia làm 4 vùng: vùng I là phía Bắc sân bay phát triển khu đô thị đa chức năng; vùng II ở phía Nam sân bay làm khu đô thị mới gắn với trung tâm dịch vụ trung chuyển quốc tế; vùng III là khu dân cư nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp; vùng IV là du lịch sinh thái cảnh quan. |
- Sau buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh về dự án này, mọi thông tin và thắc mắc về dự án của chúng tôi gần như được trả lời rõ ràng, đầy đủ. Theo nhận định của tôi thì việc đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành của Chính phủ Việt Nam là rất cần thiết. Lúc đầu bản thân tôi và một số viên chức Chính phủ Nhật Bản rất băn khoăn về những ý kiến đề xuất không đồng ý xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Nhưng khi trao đổi với Đồng Nai, chúng tôi hiểu đó chỉ là những ý kiến phản biện để Chính phủ Việt Nam có phương án lựa chọn hiệu quả nhất. Xét về đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng hàng không trong tương lai, cộng thêm các vấn đề xã hội, môi trường và hiệu quả kinh tế, sân bay quốc tế Long Thành đều đáp ứng tốt hơn nhiều so với phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Biên Hòa.
![]() |
Phác thảo quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành. |
* Ông có thể tiết lộ nguồn vốn ODA Nhật Bản dự kiến sẽ đầu tư cho dự án này là bao nhiêu nếu dự án được Chính phủ Nhật đồng ý cấp ODA?
- Như đã trao đổi ở trên, sau buổi làm việc với Đồng Nai, những thông tin về dự án sẽ được tôi báo cáo về Chính phủ Nhật Bản và đề nghị Chính phủ sớm bố trí nguồn vốn ODA cho dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Còn số lượng vốn bao nhiêu thì bây giờ tôi chưa thể trả lời cụ thể được, phải đợi phía Chính phủ Nhật Bản xem xét và quyết định mới biết chính xác. Nhưng với nguồn vốn xây dựng sân bay lớn như dự kiến, phía Chính phủ Việt Nam nên kêu gọi nhiều nhà đầu tư cùng tham gia để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa vào khai thác.
* Xin cảm ơn ông!
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, với 20 triệu lượt khách/năm, sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu quá tải. Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được Chính phủ xem xét nhưng không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong 5-10 năm tới. Chưa kể, hệ thống giao thông kết nối với sân bay chưa có. Nếu mở rộng, phải làm lại hệ thống giao thông và di dời khoảng 100 ngàn dân. Số tiền đầu tư làm giao thông, bố trí tái định cư, tạo công ăn việc làm sẽ rất lớn mà hiệu quả không cao, chưa kể tiếng ồn ảnh hưởng đời sống của hàng trăm ngàn hộ dân gần sân bay. Phương án mở rộng sân bay Biên Hòa cũng có những hạn chế tương tự. Trong khi đó, sân bay quốc tế Long Thành có nhiều lợi thế, số dân di dời ít, vùng quy hoạch có 2 ngàn hécta là đất cao su, ngoài ra, công tác bồi thường, bố trí tái định cư đã được Đồng Nai chuẩn bị sẵn. |
Hương Giang (thực hiện)