Báo Đồng Nai điện tử
En

Ngành dệt may lo khó hưởng ưu đãi về thuế

10:08, 02/08/2013

Ngày 2-8, tại Đồng Nai đã diễn ra hội thảo Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động đến doanh nghiệp dệt may Việt Nam do Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức...

Ngày 2-8, hội thảo Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động đến doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã được Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức tại Đồng Nai với sự tham dự của hàng chục doanh nghiệp (DN) dệt may của 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo ông Nguyễn Đình Trường, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), khi Hiệp định TPP được ký kết thì xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ có thêm cú hích để bật mạnh hơn nữa. Trong đó, các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh là khu vực thu hút các nhà đầu tư dệt may nhiều nhất nước.

Những rào cản cho doanh nghiệp

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thị Mỹ Thanh cho rằng, chất lượng sản phẩm may mặc Việt Nam không thua gì các nước khác, nhưng ngành dệt may vẫn chưa có “bà đỡ”, chưa được quan tâm đúng mức từ phía chính sách. Nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may còn yếu. Đồng Nai cũng đã nhiều lần kiến nghị hỗ trợ về công nghệ cho ngành dệt may và sản xuất nguyên, phụ liệu, hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ riêng cho ngành, song thực tế vẫn chưa như mong đợi.

Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc Công ty may công nghiệp Đồng Nai (TP. Biên Hòa), chia sẻ: “DN rất quan tâm đến  TPP. Nhiều bạn hàng Nhật Bản của công ty đã đến Việt Nam để thảo luận bước đầu về vấn đề này. Cái khó hiện nay là nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nên DN lo khó được hưởng mức thuế ưu đãi khi vào TPP, vì chỉ khi nhập khẩu nguyên liệu từ các nước thành viên TTP, DN mới được ưu đãi”.

Ông Vũ Ngc Thun, Giám đốc Công ty c phn Đồng Tiến (TP. Biên Hòa), cũng cho rng: “Khó khăn về nguyên, phụ liệu đã là vấn đề muôn thuở và khó hy vọng thay đổi trong vài năm tới vì đầu tư cho ngành dệt, nhuộm không dễ. Thực tế nhiều tỉnh, thành không khuyến khích đầu tư cho dệt, nhuộm vì e ngại vấn đề môi trường”.

Nhiều DN khác quan tâm đến việc sau khi TPP được ký kết. DN vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn về vốn, nguồn lực… sẽ khó đủ điều kiện để tiếp cận được cơ hội từ TPP. Việc trao đổi thông tin, liên kết giữa các DN trong ngành hầu như chưa có, cũng là rào cản cho DN khi hội nhập.

Chủ động hơn

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Dệt may, hầu như các DN trong ngành chưa tạo được mối liên kết, trao đổi thông tin với nhau. Cùng trong khu vực nhưng giữa các DN có độ chênh về hiệu quả lao động, năng lực sản xuất, giá nhân công… là những tác nhân gây ra sự cạnh tranh về lao động, chênh lệch về giá đơn hàng tạo nên rào cản cho sự phát triển chung của ngành.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng văn phòng phía Nam của Hiệp hội Dệt may Việt Nam,  phân tích, dệt may Trung Quốc rất phát triển, nguyên liệu sẵn, rẻ làm giảm động lực phát triển ngành vải dệt trong nước. TTP sẽ khuyến khích phát triển ngành sản xuất vải, đầu tiên là các nhà đầu tư nước ngoài. DN Việt nên tìm cơ hội liên kết với các nhà đầu tư ngoại để cùng phát triển. Ở đây, Chính phủ phải quan tâm tạo môi trường đầu tư tốt và phía chính quyền địa phương nên hoạch định sớm để việc thu hút đầu tư nhanh hơn.

Ông Bùi Xuân Khu, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, Trưởng ban cố vấn của Hiệp hội, nhận xét vừa qua, có DN nước ngoài tìm đến Hiệp hội đặt hàng với số lượng lớn. Liên hệ với các DN lớn thì đã quá tải, trong khi DN nhỏ thì Hiệp hội không nắm rõ. Thực tế, sự quan tâm của DN với Hiệp hội chưa nhiều và nếu DN không lên tiếng thì Hiệp hội khó phản ánh sát những vấn đề của ngành để Nhà nước có chính sách hỗ trợ.

Lê Quyên

 

 

Tin xem nhiều