Báo Đồng Nai điện tử
En

Xuân Lộc lo đủ nước tưới vụ đông – xuân

11:12, 12/12/2012

Mùa mưa năm nay kết thúc sớm hơn gần nửa tháng so với năm 2011. Tuy nhiên, nhờ chủ động tích trữ nước nên đến thời điểm này, lượng nước tại các ao, hồ, đập chứa trên địa bàn huyện Xuân Lộc vẫn ở mức cao, cơ bản đáp ứng đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích cây trồng vụ đông - xuân năm 2012-2013.

Mùa mưa năm nay kết thúc sớm hơn gần nửa tháng so với năm 2011. Tuy nhiên, nhờ chủ động tích trữ nước nên đến thời điểm này, lượng nước tại các ao, hồ, đập chứa trên địa bàn huyện Xuân Lộc vẫn ở mức cao, cơ bản đáp ứng đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích cây trồng vụ đông - xuân năm 2012-2013.

Vụ đông - xuân năm nay, toàn huyện Xuân Lộc gieo trồng được gần 8.500 hécta cây trồng các loại, tăng 500 hécta so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây trồng khác.

* Để đủ nước tưới

Những năm trước kia, gia đình bà Nguyễn Thị Thu Ba cũng như nhiều hộ nông dân tại ấp 3 (xã Xuân Tâm) chỉ có thói quen canh tác 2 vụ lúa/năm nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Vụ đông - xuân này, gia đình bà Ba quyết định canh tác thêm một vụ bắp để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc mở thêm diện tích cây trồng cần được cân nhắc vì có thể tạo ra sự khan hiếm nguồn nước nằm ngoài dự kiến. Ông Hồ Văn Chiến cho biết, mặc dù lượng nước dự trữ tại các hồ, đập… khá dồi dào nhưng không vì thế mà chủ quan trước tình hình mở rộng diện tích cây trồng như hiện nay. Đã vậy, còn nhiều nông dân tại xã Xuân Hưng chưa thay đổi được tập quán canh tác, vẫn trồng cây lúa nước vào vụ đông - xuân.

Ông Tư Thum ở xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc) có 4 hécta trồng cam, quýt trên vùng đất khô cằn. Nhờ áp dụng phương pháp tưới nước hợp lý nên hàng năm vẫn đảm bảo có trái chín trước tết để bán. Bình quân mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ảnh: L.Tùng
Ông Tư Thum ở xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc) có 4 hécta trồng cam, quýt trên vùng đất khô cằn. Nhờ áp dụng phương pháp tưới nước hợp lý nên hàng năm vẫn đảm bảo có trái chín trước tết để bán. Bình quân mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ảnh: L.Tùng

Theo tính toán, nếu trồng lúa thì lượng nước tưới phải mất 13 ngàn m3/hécta/vụ. Nhưng nếu bà con chuyển đổi sang trồng các loại cây khác, như: bắp, đậu, khoai lang,… chỉ cần từ 5-7 ngàn m3 nước/hécta/vụ. Trong khi thu nhập của cây lúa chỉ bằng 50-70% so với các loại cây trồng khác.

Năm nay, nông dân tại cánh đồng Mu Rùa ở ấp 2 (xã Xuân Tâm) phát triển thêm khoảng 90 hécta trồng bắp, đậu, thuốc lá... Do vậy, để đảm bảo đủ nước tưới cho hai cánh đồng này từ nay đến cuối vụ, thì 90 hécta lúa tại cánh đồng giáp ranh ở Xuân Hưng phải được chuyển đổi sang trồng cây bắp hoặc những loại cây rau màu khác thì mới cân đối đủ nguồn nước tưới cho 90 hécta tăng thêm ở cánh đồng Mu Rùa. 

* Lượng nước dồi dào

Ông Hồ Văn Chiến , Trưởng trạm khai thác thủy lợi Xuân Lộc - Long Khánh - Cẩm Mỹ thuộc Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai, cho biết: “Hiện nay, mực nước ở các hồ chứa trong huyện Xuân Lộc đều ở ngưỡng đỉnh thiết kế. Tại hồ Gia Ui (xã Xuân Tâm), mực nước đang ở cao trình 121,2m, tương đương với 10,8 triệu m3 nước;  hồ Suối Vọng (huyện Cẩm Mỹ) cao trình là 193,5m, tương đương với 3,8 triệu m3 nước; hồ Núi Le có 3,5 triệu m3  nước”.

 Ông Chiến cho biết thêm, để phục vụ tốt cho nhu cầu nước tưới trong vụ đông - xuân, trạm thủy lợi đã có kế hoạch phối hợp cùng UBND các xã tổ chức nạo vét, tu sửa lại toàn bộ hệ thống kênh mương. Đồng thời, trạm vận hành thử toàn bộ các trạm bơm cố định và các trạm bơm dã chiến nhằm kịp thời cung cấp nước tưới nếu xảy ra tình trạng nắng hạn kéo dài.

 Ngoài nguồn nước lấy từ ao, hồ, đập chứa để cung cấp cho vụ đông - xuân, UBND huyện Xuân Lộc còn vận động nhân dân tích cực nạo vét kênh mương nội đồng, tổ chức đắp thêm hàng trăm đập tạm tại các suối, rạch để tích trữ nước. Đồng thời, huyện vận động bà con nông dân tích cực chuyển đổi từ cây lúa nước sang canh tác những cây trồng cần ít nước, như: bắp, thuốc lá, rau màu…

Hải Đình

 

 

 

Tin xem nhiều