Báo Đồng Nai điện tử
En

Vốn treo, nông dân “đói”

10:12, 19/12/2012

Một trong những hình thức hỗ trợ tín dụng khu vực nông nghiệp - nông thôn được chờ đón là cho vay hỗ trợ lãi suất để nông dân mua máy móc nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Nhưng với những quy định ngặt nghèo kèm theo khiến nguồn vốn này hơn 1,5 năm qua giống như “cám treo, heo đói”. Mặc dù nhu cầu vay rất cao, song cả tỉnh mới chỉ giải ngân được vài ba hộ.

Một trong những hình thức hỗ trợ tín dụng khu vực nông nghiệp - nông thôn được chờ đón là cho vay hỗ trợ lãi suất để nông dân mua máy móc nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Nhưng với những quy định ngặt nghèo kèm theo khiến nguồn vốn này hơn 1,5 năm qua giống như “cám treo, heo đói”. Mặc dù nhu cầu vay rất cao, song cả tỉnh mới chỉ giải ngân được vài ba hộ.

Triển khai hơn 1,5 năm, song mới chỉ có 3 khách hàng vay được nguồn vốn này. Trong ảnh: Giao dịch tại Agribank Cẩm Mỹ. Ảnh: VI Lâm
Triển khai hơn 1,5 năm, song mới chỉ có 3 khách hàng vay được nguồn vốn này. Trong ảnh: Giao dịch tại Agribank Cẩm Mỹ. Ảnh: VI Lâm

Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15-10-2010 và tiếp tục được sửa đổi bổ sung vào năm 2011 là chính sách tín dụng được người dân và doanh nghiệp (DN) kỳ vọng là đòn bẩy nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi sản xuất nông nghiệp.

* Mới chỉ cho vay 3 hộ

Theo đó, việc hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, lâm, thủy sản thông qua các ngân hàng thương mại được thực hiện dưới hai hình thức: cho vay hỗ trợ lãi suất và cho vay theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển. Mức cho vay tối đa để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước lên tới 100% giá trị hàng hóa. Khoản vay được hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 2 năm đầu và từ năm thứ 3 trở đi được hỗ trợ 50% lãi suất vay.

Mất hàng trăm tỷ đồng vì tổn thất sau thu hoạch

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có gần 346 ngàn hécta cây trồng lâu năm và hàng năm. Bình quân mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 1 triệu tấn nông sản. Tuy nhiên, do khâu thu hoạch còn làm theo phương pháp thủ công hoặc dùng các loại máy thô sơ, thất thoát cao từ 12% đến gần 19%.

Trái cây hiện là loại nông sản có tỷ lệ tổn thất cao nhất với gần 19%, nằm ở các khâu thu hoạch, vận chuyển và sơ chế. Tiếp đó là mặt hàng rau ăn lá, ăn quả từ 12-14%, lúa trên 12 %, cà phê 7% và bắp 6%... Ước tính với mức hao hụt như trên, mỗi năm nông dân trong tỉnh mất trên 500 tỷ đồng.

Tại Đồng Nai, dù triển khai thực hiện từ giữa năm 2011 đến nay, song đến nay mới chỉ cho vay được 3 khách hàng (thuộc huyện Trảng Bom) với doanh số cho vay 831 triệu đồng, lãi hỗ trợ 101 triệu đồng. Ngân hàng Nông nghiệp - phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Đồng Nai - đơn vị cho vay cả 3 khách hàng trên cho biết, nhu cầu vay ở nội dung này rất cao, nguồn vốn dồi dào, nhưng thực tế rất khó giải ngân. Ông Nguyễn Huy Trinh - Giám đốc Agribank Đồng Nai, nói: “Chúng tôi triển khai rất mạnh mẽ chương trình này từ năm 2011. Qua khảo sát cho thấy nhu cầu vay rất cao, song vướng quy định nên giờ này mới chỉ cho vay được 3 khách hàng”.

Tương tự, giám đốc một phòng giao dịch khu vực huyện Long Thành trực thuộc Agribank chi nhánh Biên Hòa cũng nhận xét, nhu cầu vay của nông dân ở lĩnh vực này là rất lớn, song đến nay vẫn chưa giải ngân được hồ sơ nào.

* Cửa quá hẹp

Theo quy định, các máy móc, thiết bị phải do các tổ chức, cá nhân sản xuất có giá trị sản xuất trong nước trên 60% và có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Điều này thực sự là rào cản lớn không chỉ đối với khách hàng mà chính với ngân hàng.

Trái cây hiện là loại nông sản có mức tổn thất cao nhất với 19%. Trong ảnh: Thu hoạch xoài tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán.   Ảnh: VI LÂM
Trái cây hiện là loại nông sản có mức tổn thất cao nhất với 19%. Trong ảnh: Thu hoạch xoài tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán. Ảnh: VI LÂM

Thực tế, do chất lượng và sự đa dạng của máy sản xuất trong nước rất hạn chế nên nông dân hiện nay vẫn mặn mà với máy “ngoại” hơn máy “nội”. Vì vậy, không ít người rất muốn được hỗ trợ lãi suất vay song vẫn chọn máy ngoại. Ông Trần Quang, Chủ nhiệm Liên hiệp câu lạc bộ Xuân Tiến (xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc), nhận xét, máy móc trong nước không đáp ứng được về độ bền và chất lượng dù giá có rẻ hơn. Ông Quang cho biết, dù rất muốn tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ, nhưng không thể chọn máy trong nước vì hoạt động kém và độ bền không cao. “Với máy gặt đập liên hợp, chọn hàng trong nước chỉ hơn 100 triệu đồng, song khi sử dụng gây thất thoát nhiều, tốn nhiên liệu lại không bền, do đó chúng tôi phải chọn máy nhập từ Nhật Bản, giá hơn 300 triệu đồng” - ông Quang nói.

Việc hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, lâm, thủy sản thông qua các ngân hàng thương mại được thực hiện dưới 2 hình thức: cho vay hỗ trợ lãi suất và cho vay theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển. Mức cho vay tối đa để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước lên tới 100% giá trị hàng hóa. Khoản vay được hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 2 năm đầu và từ năm thứ 3 trở đi được hỗ trợ 50% lãi suất vay.

Ông Trương Hùng Dung, chuyên trồng mía ở Trảng Bom cũng cho biết, với 300 hécta mía, ông rất muốn vay vốn để mua máy chuyên thu hoạch. Thế nhưng, máy trong nước không có, còn mua máy ngoại thì không thể vay tiền dù giá máy lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Huy Trinh, khảo sát của Agribank về nội dung này vừa qua đã chỉ ra, hiện tại Đồng Nai chỉ có Công ty TNHH một thành viên động cơ và máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno-Vinappro) là có thể sản xuất một vài loại máy móc, như: máy gặt đập liên hợp dành cho cây lúa, còn các loại máy móc dành cho cà phê, bắp… hay các loại nông sản khác thì hầu như không đáp ứng được. Chính vì vậy, không chỉ ở Đồng Nai mà hầu như địa bàn Đông Nam bộ và Tây Nguyên, giải ngân lĩnh vực này rất khó khăn. Hiện đa số nông dân vẫn phải dùng máy từ Nhật, Trung Quốc, Đài Loan… và do đó, không đủ điều kiện vay.

241 doanh nghiệp ngừng hoạt động

Theo số liệu đến đầu tháng 11-2012 của Sở Kế hoạch - đầu tư, trên địa bàn Đồng Nai đã có 86 doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể; 69 chi nhánh, văn phòng đại diện nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động và 86 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Về nguyên nhân ngừng hoạt động, đa số nêu lý do kinh doanh không hiệu quả, khó khăn về vốn, không có khách hàng, trả mặt bằng… Ngoài ra, Sở Kế hoạch - đầu tư cho biết hiện đang rà soát để thu hồi giấy đăng ký kinh doanh bắt buộc đối với gần 1,8 ngàn doanh nghiệp không hoạt động từ khi đăng ký thành lập đến nay.

Được biết, tính đến nay, toàn tỉnh có trên 16 ngàn doanh nghiệp dân doanh đã đăng ký kinh doanh với tổng vốn 108 ngàn tỷ đồng, trong đó gần 15 ngàn doanh nghiệp còn hoạt động.

 

Vi Lâm

 

 

 

 

Tin xem nhiều