Kể từ 00h ngày 01/01/2013, các trạm thu phí đường bộ nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho đường cao tốc, các trạm thu phí hoàn vốn cho dự án BOT... vẫn sẽ hoạt động đến hết hạn hợp đồng.
Kể từ 00h ngày 01/01/2013, các trạm thu phí đường bộ nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho đường cao tốc, các trạm thu phí hoàn vốn cho dự án BOT... vẫn sẽ hoạt động đến hết hạn hợp đồng.
>>>Mức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện
Theo thông tin từ Bộ GTVT, cùng với việc Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ chính thức được thực hiện vào 1/1/2013, kể từ 00h ngày 1/1/2013, các Trạm thu phí thu phí đường bộ nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị xóa bỏ.
Tuy nhiên, thực hiện Nghị định số 18/2012 ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT đã có Văn bản số 9369/BGTVT-TC về việc đề án xử lý, sắp xếp các trạm thu phí trên các quốc lộ. Trong đó, các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho đường cao tốc, bổ sung vốn điều lệ cho Cửu Long CIPM; các trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT, trạm chuyển giao quyền thu phí và trạm thu để trả nợ vay vốn đầu tư và thu phí hoàn vốn vẫn sẽ tiếp tục hoạt động thu phí đến hết thời hạn hợp đồng mới bị xoá. Điều này đồng nghĩa với việc, các phương tiện khi lưu thông qua các tuyến đường có các trạm thu phí hoàn vốn đầu tư đang hoạt động vẫn phải nộp phí đường dù đã nộp phỉ bảo trì đường bộ.
Theo thông tin từ Bộ GTVT, hiện nay, hệ thống đường bộ nước ta có tổng chiều dài trên gần 280.000 km, trong đó quốc lộ gồm 95 tuyến với tổng chiều dài hơn 17.600 km. Nhà nước đã bố trí vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ, tuy nhiên nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 40% nhu cầu quản lý bảo trì đối với hệ thống quốc lộ và khoảng 20-30% nhu cầu quản lý bảo trì đối hệ thống đường bộ địa phương.
Hiện hình thức thu phí bảo trì, sử dụng đường bộ được áp dụng nhiều nhất là thu trực tiếp theo lượt xe chạy qua trạm thu phí; nhưng mới chỉ có trên một số tuyến quốc lộ, không có trên đường địa phương. Tổng số phí sử dụng đường bộ thu được thấp, mới chỉ giảm bớt một phần gánh nặng của ngân sách trung ương cấp cho bảo trì hệ thống quốc lộ, không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho bảo trì đường bộ.
Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện Đề án “Đổi mới toàn diện công tác quản ý, bảo trì hệ thống quốc lộ” với mục tiêu chuyển đổi phương thức thực hiện công tác duy tu, quản lý, bảo trì đường theo định hướng xã hội hoá, thông qua đấu thầu cạnh tranh minh bạch và đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích. Theo đó, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ bao gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ-moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy; người nộp phí là chủ sở hữu hoặc người sử dụng phương tiện.
Đối với xe ô tô đăng ký trong nước: Giao các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đối với xe ô tô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam: Giao các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông vận tải thu khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh.
Đối với xe mô tô: Giao UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để UBND cấp xã, phường thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ. Nhiều lãnh đạo chính quyền địa phương cấp xã, phường cho rằng việc bị “đẩy ra” thu phí bảo trì đường bộ là rất khó khăn bởi sẽ cần thêm nhiều nhân lực để thực hiện. Quan trọng hơn, việc thu phí ngoài dựa vào tinh thần tự giác của người dân thì chưa có chế tài nào có thể áp dụng hợp lý với những trường hợp không đóng phí.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết: Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - đã có đề xuất thu phí bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu. Hình thức thu phí này đảm bảo được sự công bằng. Bởi khi thu phí theo đầu phương tiện, các phương tiện lưu thông trên đường nhiều ít khác nhau, thậm chí có phương tiện hỏng hóc nằm “đắp chiếu” vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ. Việc thu phí theo đầu phương tiện có nhiều bất cập và không thể công bằng với các phương tiện tham gia giao thông. Việc thu phí qua xăng dầu sẽ dễ dàng hơn và triệt để hơn với các đơn vị thu phí. Tuy nhiên, đề xuất này không được Bộ Tài chính chấp thuận.
Bộ GTVT cho rằng thu phí bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu về cơ bản không thực hiện được do không tách được dầu diezel sử dụng cho giao thông đường bộ và dầu diezel sử dụng cho những ngành và lĩnh vực khác.
Theo DTO