Báo Đồng Nai điện tử
En

Phản bác thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

09:12, 17/12/2012

Buổi hội thảo chuyên đề đặc biệt “Lưu vực sông Đồng Nai - tác động của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A” do Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 16-12 đã trở nên sôi động, khi nhóm tình nguyện viên “Yêu quý Cát Tiên” tổ chức triển lãm hơn 60 tấm ảnh về cuộc sống, con người, cảnh vật và các loại chim, thú quý hiếm ở Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên ngay trước phòng hội thảo.

Buổi hội thảo chuyên đề đặc biệt “Lưu vực sông Đồng Nai - tác động của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A” do Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 16-12 đã trở nên sôi động, khi nhóm tình nguyện viên “Yêu quý Cát Tiên” tổ chức triển lãm hơn 60 tấm ảnh về cuộc sống, con người, cảnh vật và các loại chim, thú quý hiếm ở Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên ngay trước phòng hội thảo.

Mở đầu hội thảo, các đại biểu tham dự được xem một đoạn phim về VQG Cát Tiên với nhiều hình ảnh ấn tượng về các loài thú quý hiếm và thiên nhiên đẹp đẽ, hùng vĩ. TS. Vũ Ngọc Long nói: “Nếu hai dự án thủy điện này được thực hiện thì những sinh vật Cát Tiên sẽ biến mất!”.

* Phản khoa học

Tham luận của nhóm các nhà khoa học VRN phản biện cho báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đã chỉ ra rõ những điều bất ổn. Ngoài vấn đề rất nghiêm trọng là thiếu căn cứ pháp lý thì báo cáo ĐTM còn nhiều nội dung tính toán sơ sài, có những điều phản khoa học.

Lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên vượt suối đi tuần tra bảo vệ rừng.
Lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên vượt suối đi tuần tra bảo vệ rừng.

Về diện tích rừng bị mất, VRN cho rằng sẽ cao hơn nhiều so với ĐTM của dự án, bởi không chỉ là diện tích rừng bị ngập nước mà còn mất cả diện tích rừng xung quanh hồ chứa. Cụ thể như, thủy điện Nam Ngum của Lào có diện tích rừng bị mất quanh hồ chứa thực tế lên đến 30% so với diện tích bị ngập và thủy điện Kulekhani của Nepal đã lên đến 70% so với diện tích mặt nước. Điều này cũng được TS. Lê Tự Trình, Chủ tịch Hội đồng đánh giá môi trường quốc gia, nhấn mạnh: “Bài học kinh nghiệm từ hồ Trị An với hậu quả của việc phá rừng xung quanh hồ sau khi hoàn thành dự án đã lên đến cả ngàn hécta”.

TS. Phạm Hữu Khánh, chuyên gia về đa dạng sinh học VQG Cát Tiên, lập luận: “Rừng nghèo là cách đánh giá của kinh tế lâm nghiệp về trữ lượng gỗ, nhưng về đa dạng sinh học thì không phân biệt rừng giàu hay rừng nghèo. Chính những nơi rừng nghèo về trữ lượng gỗ này lại là chỗ kiếm ăn của nhiều loài chim, thú”.

Những vấn đề như: tính toán thủy văn; bồi lắng lòng hồ; các giải pháp ứng phó với sự cố; động đất, động đất kích thích (công trình nằm gần đứt gãy sinh chấn Củ Chi - Tuy Hòa); tác động đến văn hóa - xã hội của 2 dự án thủy điện mà báo cáo ĐTM nêu ra khá hời hợt, có quá nhiều lỗ hổng. VRN đã kết luận, báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chưa đủ điều kiện để được xem xét thông qua làm cơ sở tiến hành xây dựng dự án.

* Rừng trồng không phải rừng tự nhiên

Ông Nguyễn Văn Mùi, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, người đã làm công tác quản lý bảo vệ rừng hơn 20 năm, nhìn nhận, rừng trồng không thể như rừng tự nhiên được. Ông Mùi dẫn chứng, việc trồng rừng được Đồng Nai làm rất tốt trong nhiều năm qua, nhưng rừng trồng ấy cũng chỉ được hơn chục loài cây gỗ lớn, gỗ bản địa, còn rừng tự nhiên có tới vài trăm loài. Hiện nay có những loài chưa nghiên cứu và hiểu được tập tính chúng ra sao, như vậy không thể nghĩ rừng trồng sẽ thành rừng tự nhiên được. Bởi, rừng tự nhiên mang tính đa dạng sinh học rất phong phú.

Đàn bò rừng đang ăn cỏ ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
Đàn bò rừng đang ăn cỏ ở Vườn quốc gia Cát Tiên.

Các nhà khoa học cũng cho rằng, 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không thể sử dụng khái niệm rừng nghèo để phá rừng được. TS. Phạm Hữu Khánh, chuyên gia về đa dạng sinh học VQG Cát Tiên, lập luận: “Rừng nghèo là cách đánh giá của kinh tế lâm nghiệp về trữ lượng gỗ, nhưng về đa dạng sinh học thì không phân biệt rừng giàu hay rừng nghèo. Chính những nơi rừng nghèo về trữ lượng gỗ này lại là chỗ kiếm ăn của nhiều loài chim, thú”.

 Tại hội thảo, các nhà khoa học đều có chung quan điểm báo cáo ĐTM của dự án chưa đạt, cần nghiên cứu lại một cách khách quan và dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cần dừng triển khai.

Với đề xuất trong ĐTM của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A về giải pháp bảo tồn tài nguyên rừng Cát Tiên là khá… ngô nghê khi tính chuyện có thể di dời các cá thể loài thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm… TS. Lê Anh Tuấn khẳng định, việc di dời chim, thú, cá… là chuyện không tưởng! Việc thu thập gen và cây giống cũng không phải chuyện dễ và trên thế giới chưa có nơi nào thành công.  “VRN không tán thành đề xuất di dời các loài đặc hữu, bởi vì làm như vậy  là phản khoa học” - TS. Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.

 

Vân Nam

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều