Đến xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, nhiều người biết đến lò bánh tráng của bà Gien vì đã tồn tại qua 3 thế hệ. Căn nhà khang trang với khoảng sân lát gạch rộng rãi dùng để phơi bánh tráng của những người phụ nữ chân chất, hồn hậu để lại ấn tượng gần gũi cho khách ghé thăm.
Đến xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, nhiều người biết đến lò bánh tráng của bà Gien vì đã tồn tại qua 3 thế hệ. Căn nhà khang trang với khoảng sân lát gạch rộng rãi dùng để phơi bánh tráng của những người phụ nữ chân chất, hồn hậu để lại ấn tượng gần gũi cho khách ghé thăm.
Bánh tráng của bà Gien nổi tiếng ở đất Phú Hội. |
Bà Nguyễn Thị Gien kể, mẹ bà đã 90 tuổi nhưng còn khỏe và rất minh mẫn, vẫn phụ con cháu gỡ bánh, xếp bánh. Thời trước, mẹ bà đắp lò tráng bánh để kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn. Từ nhỏ, bà đã theo phụ mẹ, giữ nghề cho đến bây giờ. Rồi bà Gien tiếp tục truyền nghề lại cho con gái. Lò bánh hoạt động quanh năm, bánh làm ra thường được bà bỏ mối cho các tiệm tạp hóa quanh khu vực. Đây là nghề lấy công làm lời vì bánh được tráng bằng gạo do gia đình tự sản xuất, mọi công đoạn đều do mình bỏ công.
Bà Gien cũng cho biết, khoảng chục năm trở lại đây mới có máy xay bột tự động, chứ trước kia bà đều phải ngâm gạo, xay bằng cối đá; ngâm bột qua đêm để mờ sáng bắt đầu tráng bánh. Tùy yêu cầu của khách mà bà tráng các loại bánh mỏng, dày khác nhau. Bánh càng mỏng đòi hỏi càng nhiều sự tỉ mỉ, khéo léo. 1kg bột có khi bà tráng được khoảng 200 bánh, mọi công đoạn phơi bánh, gỡ bánh đều phải nhẹ nhàng. Ngày thường, gia đình bà chỉ tráng khoảng 10kg bột gạo. Mùa bánh tết tùy theo đặt hàng của khách mà bà làm tăng gấp đôi, gấp ba bình thường. Thời điểm này, lò bánh đã bắt đầu nhộn nhịp vào mùa tết. Bánh tráng Phú Hội làm thủ công tại lò vẫn được người dân quê quen sử dụng nên nhiều người thường đặt bánh làm quà tặng nhau ngày tết.
Lê Quyên