Báo Đồng Nai điện tử
En

Đòn bẩy tín dụng nông nghiệp

10:10, 28/10/2012

Không ít ngân hàng (NH) “than phiền” rằng, thị trường nông thôn khó cho vay bởi đa phần đều là các món vay nhỏ, dàn trải, trong khi chi phí duy trì mạng lưới quá cao… Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường này mấy năm gần đây cho thấy khi được “rót” đúng chỗ, tín dụng nông nghiệp khởi sắc như thường.

Không ít ngân hàng (NH) “than phiền” rằng, thị trường nông thôn khó cho vay bởi đa phần đều là các món vay nhỏ, dàn trải, trong khi chi phí duy trì mạng lưới quá cao… Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường này mấy năm gần đây cho thấy khi được “rót” đúng chỗ, tín dụng nông nghiệp khởi sắc như thường.

Với nhiều tiến bộ về kỹ thuật cộng thêm thị trường tiêu thụ mở rộng, cách làm nông nghiệp của Đồng Nai ngày càng xa rời kiểu “được chăng hay chớ”, phụ thuộc vào mùa vụ, thay vào đó là phương án sản xuất hiệu quả và sự mạnh dạn đầu tư vốn.

* Khi vốn “rót” đúng chỗ

Hiện tại, trang trại hơn 7 hécta của bà Đào Thị Là (huyện Cẩm Mỹ) sản xuất khá ổn định với khoảng 4 ngàn con heo thịt, 100 con heo nái, cộng thêm một số nguồn lợi khác như cao su, trái cây... với doanh thu hàng năm khoảng vài tỷ đồng. Bà Là cho biết, nguồn vốn để khuếch trương sản xuất là nguồn vay từ NH nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank). Đến thời điểm này, dư nợ của bà Là tại Agribank Cẩm Mỹ đạt trên 3 tỷ đồng - khoản vay không nhỏ đối với một hộ kinh doanh. Theo đó, số lượng heo đã tăng từ 500 con lên 4 ngàn con sau khi bà Là quyết định vay vốn đầu tư. Bà Là chia sẻ: “Sắp tới, tôi tiếp tục đầu tư vốn vào dự án sản xuất măng khô, tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương để sản xuất sản phẩm, tiêu thụ tại thị trường TP. Hồ Chí Minh”.

Khách hàng giao dịch tại Agribank chi nhánh huyện Cẩm Mỹ.
Khách hàng giao dịch tại Agribank chi nhánh huyện Cẩm Mỹ.

Ngoài nuôi heo và trồng cao su, bà Là còn sản xuất măng khô tại nhà với sản lượng hàng năm trên dưới 1 tấn, chủ yếu tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh.

Tương tự, ông Đào Huy Tình, chủ cơ sở sản xuất chế biến gỗ Huy Tình cho biết, khi nhìn thấy cơ hội làm ăn, mở rộng sản xuất, gia đình ông quyết định vay 1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, tuyển thêm nhân công. Nhờ bổ sung vốn kịp thời, xưởng gỗ sản xuất đều đặn và hàng bán chạy ngay cả khi sức mua thị trường chung khá yếu. Đơn hàng đến đều đặn, ngoài sản phẩm bán tại địa phương, hàng mộc Huy Tình còn tiêu thụ ở một số tỉnh, thành khác. “Đi lên từ kinh tế hộ gia đình, ngoài nghề làm mộc, trong tay chỉ có miếng đất nên chờ tích lũy vốn tự có để đầu tư là không khả thi, do đó, tôi mạnh dạn vay vốn NH, vì phải đầu tư đúng thời điểm mới hiệu quả” - ông Tình nói.

Agribank Đồng Nai vẫn tiếp tục chọn nông thôn làm địa bàn chính với nhiều chương trình mở rộng tín dụng, hỗ trợ lãi suất phù hợp trong thời gian tới.

Cũng mạnh dạn vay vốn đầu tư trang trại nuôi heo quy mô lớn, ông Trương Quốc Thụy, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh (huyện Cẩm Mỹ) nhận xét, nếu không “viện” đến vốn NH, nông dân khó lòng chuyển từ sản xuất manh mún sang đầu tư quy mô một cách lâu dài được. Cũng khởi đầu từ sản xuất nhỏ lẻ, sau nhiều năm, hiện tại ông Thụy đã đầu tư cho trang trại của mình số vốn hơn 50 tỷ đồng, trong đó vốn vay khoảng 20 tỷ đồng. “Khi đổ vốn vào, doanh thu cũng tăng mạnh, kinh doanh ổn định hơn. Tuy khá mệt  mỏi vì lãi suất thiếu ổn định, song phải thừa nhận, lúc thị trường khó khăn, nguồn vốn từ NH cũng giúp doanh nghiệp nhiều trong việc trang trải chi phí, duy trì đàn heo” - ông Thụy nhận xét.

* Có khó cho vay?

Đến nay, tín dụng khu vực nông nghiệp - nông thôn vẫn là một trong những “vùng cấm” của nhiều NH, đặc biệt là các khoản vay nhỏ lẻ, thuần túy cho sản xuất cây trồng, vật nuôi. Theo số liệu gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 10 ngàn tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm, chiếm hơn 16% so với tổng dư nợ. Trong đó, cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn chiếm tỷ trọng hơn 31% trong tổng dư nợ.

Sản xuất tại cơ sở mộc Huy Tình ở huyện Cẩm Mỹ.                               Ảnh: V. Lâm
Sản xuất tại cơ sở mộc Huy Tình ở huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: V. Lâm

Nhiều NH cho biết, họ không mặn mà lắm với tín dụng nông thôn bởi nhiều lý do: khoản vay nhỏ, địa bàn rộng, mạng lưới chưa phủ kín... Tuy nhiên, ông Nguyễn Huy Trinh - Giám đốc Agribank Đồng Nai, đơn vị khai thác thị trường nông thôn rất hiệu quả lại chia sẻ một quan điểm khác: “Thực sự, trong thời điểm kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đổ vỡ hàng loạt thì thị trường nông thôn càng chứng tỏ tính hiệu quả và bền vững. Nợ xấu của chúng tôi rất thấp bởi nhiều lý do: các khoản vay nhỏ nên rủi ro được phân tán, ý thức trả nợ của nông dân cao”...

Vi Lâm

 

 

 

Tin xem nhiều