Từ 4 năm nay, bảng giá đất trên địa bàn tỉnh luôn được điều chỉnh mỗi năm một lần. Việc điều chỉnh giá đất hàng năm trên các tuyến đường đã gây không ít “tâm trạng” cho người dân.
Từ 4 năm nay, bảng giá đất trên địa bàn tỉnh luôn được điều chỉnh mỗi năm một lần. Việc điều chỉnh giá đất hàng năm trên các tuyến đường đã gây không ít “tâm trạng” cho người dân.
Từ năm 2009 đến nay, Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) đã tiếp nhận và tổ chức thực hiện xây dựng bảng giá đất. Sau đó, sở tham mưu cho UBND tỉnh ban hành bảng giá đất hàng năm, phần lớn được điều chỉnh năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng trên mỗi tuyến đường được tính toán và áp giá khác nhau, hoặc những đoạn đường giáp ranh giá chênh lệch từ 5-15 triệu đồng/m2, gây nhiều thắc mắc.
* Không theo kịp thị trường
Năm 2009, Sở TN-MT đã tiến hành tổng điều tra giá đất thị trường trong 3 năm (từ 2007 đến 2009) dựa trên cơ sở kết quả điều tra giá đất chuyển nhượng thực tế ở thị trường để làm cơ sở xây dựng giá đất của tỉnh năm 2010. Năm 2010, giá đất được điều chỉnh tăng 20-100% so với năm 2009. Điều này cho thấy, giá đất trên thị trường có biến động rất lớn theo chiều hướng tăng, nhưng giá đất Nhà nước quy định vẫn chưa theo kịp. Năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, giá đất trên thị trường ổn định hơn do khó khăn chung của ngành bất động sản. Tuy vậy, tại các khu vực ven thành phố, gần đầu mối giao thông, nơi có nhiều dự án đầu tư phát triển hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư… giá đất trên thị trường vẫn tăng mạnh. Giá đất nông nghiệp, điều tra thị trường năm 2012 tăng từ 30-500% so với năm 2009. Cụ thể, khu vực các xã Lâm San, Bảo Bình, Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ) năm 2009 giá đất người dân chuyển nhượng chỉ 100 -150 triệu đồng/hécta, sau khi dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đi qua, giá chuyển nhượng thực tế hiện nay đã lên đến 400-600 triệu đồng/hécta.
Đường Huỳnh Văn Nghệ giáp ranh với đường Cách Mạng Tháng Tám, nhưng có giá đất chênh nhau 15 triệu đồng/m2. Ảnh: H. Giang |
Ông Đỗ Bá Phước ở ấp Tân Hòa, xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ) cho hay: “Mấy năm trước, đất ở khu này hơn 100 triệu đồng/hécta. Khoảng 3 năm nay, nghe nói dự án đường cao tốc sẽ đi qua Cẩm Mỹ, giá đất tăng mạnh. Hiện đất ở khu vực này phải 400-450 triệu đồng/hécta. Đất tăng nhưng ít người muốn bán, vì sau khi đường làm xong khả năng đất khu vực này còn tăng”.
Theo điều tra của Sở TN-MT dịp đầu tháng 9-2012, giá đất người dân giao dịch có mức cao gấp nhiều lần so với giá đất Nhà nước quy định, như: đất nông nghiệp trồng cây hàng năm ở phường Xuân Hòa (TX. Long Khánh), dân chuyển nhượng hơn 400 ngàn đồng/m2, giá Nhà nước quy định chỉ có 180 ngàn đồng/m2; xã Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch), dân sang nhượng gần 900 ngàn đồng/m2, giá Nhà nước 70 ngàn đồng/m2; tại xã Hóa An (TP. Biên Hòa), đất nông nghiệp trồng cây hàng năm dân chuyển nhượng cho nhau gần 1,9 triệu đồng/m2, giá Nhà nước 220 ngàn đồng/m2…
Bên cạnh đó, ở đất đô thị, giá chuyển nhượng của dân so với giá quy định của Nhà nước cũng chênh nhau khá lớn, có những tuyến đường của TX. Long Khánh, TP. Biên Hòa, mức chênh lệch lên đến 6-7 triệu đồng/m2. Chính sự chênh lệch giá đất quá lớn, nên khi có dự án phải thu hồi đất thường xảy ra khiếu kiện vì giá bồi thường áp theo khung giá đất của Nhà nước. Ông Lê Văn Thư, Chủ tịch UBND TX. Long Khánh nhận định: “Những dự án bồi thường giá đất theo giá Nhà nước hầu hết đều bị dân khiếu nại vì giá thấp. Tuy nhiên, nếu giá đất Nhà nước đưa bằng giá thị trường, lại chỉ thuận lợi cho người dân có đất bị thu hồi, còn những hộ phải làm nghĩa vụ tài chính về đất đai thì lại rất khó khăn”.
* Kiến nghị thay đổi
Việc áp dụng bảng giá các loại đất liên quan đến bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập… hiện còn nhiều bất cập. Thời gian qua, đa số các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai là do giá đất áp theo bảng giá ở một số dự án quá thấp. Trong khi đó, việc xác định giá đất
Đất giáp ranh ở nhiều xã, đoạn đường chênh lệch nhau khá lớn, dẫn đến việc người dân thường thắc mắc khi có dự án phải thu hồi đất hoặc đóng tiền sử dụng đất. Chẳng hạn Biên Hòa, trên đường 30-4, đoạn từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến ngã năm Biên Hùng (giáp đường Hưng Đạo Vương) giá đất Nhà nước quy định là 25 triệu đồng/m2, nhưng đoạn từ ngã năm Biên Hùng đến Vườn Mít 20 triệu đồng/m2. Cũng đường Nguyễn Ái Quốc, song đoạn bên kia cầu Mới (thuộc xã Hóa An) giá đất 7 triệu đồng/m2, bên này cầu đến Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh giá 12 triệu đồng/m2, từ Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh đến ngã tư Tân Phong 15 triệu đồng/m2, từ ngã tư Tân Phong đến công viên 30-4 giá 10 triệu đồng/m2... Hoặc ở đường Đồng Khởi, đoạn từ xa lộ Hà Nội đến cầu Đồng Khởi giá đất 15 triệu đồng/m2, nhưng từ cầu Đồng Khởi đến đường Nguyễn Văn Tiên có 8 triệu đồng/m2… Những đoạn giáp ranh, giá đất thực tế ngoài thị trường chênh nhau không nhiều nhưng theo giá đất Nhà nước quy định 3-8 triệu đồng/m2. |
để thu tiền sử dụng đất lại gây bức xúc vì nhiều khu vực giá quá cao. Bà Hoàng Thị Bích Hằng, Phó trưởng Ban Kinh tế - ngân sách của HĐND tỉnh nhận xét: “Khung giá đất hàng năm hiện nay còn nhiều bất cập. Nếu điều chỉnh giá đất năm sau cao hơn năm trước thì chỉ một số hộ ở các vùng có quy hoạch dự án hưởng lợi, còn lại các hộ khác phải chịu tiền sử dụng đất rất cao. Vì vậy tới đây, tỉnh sẽ đề nghị trung ương bỏ quy định khung giá đất, xem lại cách tính để cả người dân bị thu hồi đất lẫn hộ đóng tiền sử dụng đất đều không bị thiệt”.
Ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN-MT khẳng định: “Bảng giá đất hiện nay có nhiều điểm không phù hợp với thực tế, sở kiến nghị với trung ương sửa Luật Đất đai nên bỏ khung giá đất. Đồng thời, đề nghị bỏ luôn quy định giá đất ở miền núi, tránh sự chênh lệch giá đất quá lớn ở các vùng giáp ranh, giảm thiệt thòi cho người dân”. Theo đó, Sở TN-MT đang tiến hành thí điểm định giá từng thửa đất ở một vài xã để khi chuyển nhượng hoặc bồi thường sẽ nhanh và thuận lợi hơn. Nếu mô hình thí điểm này thành công, có thể sẽ được nhân rộng ra trên địa bàn tỉnh.
Hương Giang