Thực trạng mạng lưới giao thông hiện tại của Đồng Nai đang đặt ra cho ngành giao thông vận tải (GTVT) nhiệm vụ khá lớn: tập trung nguồn lực để đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ, đường thủy để đến năm 2015, cơ bản kết nối đồng bộ mạng lưới giao thông xuyên suốt từ cơ sở ra quốc lộ (QL) và bến cảng.
Thực trạng mạng lưới giao thông hiện tại của Đồng Nai đang đặt ra cho ngành giao thông vận tải (GTVT) nhiệm vụ khá lớn: tập trung nguồn lực để đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ, đường thủy để đến năm 2015, cơ bản kết nối đồng bộ mạng lưới giao thông xuyên suốt từ cơ sở ra quốc lộ (QL) và bến cảng.
Tuy nhiên, tại cuộc kiểm tra, khảo sát một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh mới đây, lãnh đạo Sở GTVT nhận định, giải pháp thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông ở Đồng Nai đến năm 2020 vẫn còn nhiều ngổn ngang…
* Thực trạng giao thông
Ngoài các tuyến QL đi ngang qua Đồng Nai: QL1 (dài hơn 100km), QL20 (trên 75km), QL51 (khoảng 43km) thì toàn tỉnh hiện có gần 15km đường loại II; gần 120km đường loại IV; hơn 11km đường loại V và khoảng 180km đường loại VI.
Công trình đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đang xây dựng. Ảnh: T. NGUYÊN |
Thời gian qua, một số công trình giao thông đã được đầu tư, nâng cấp và duy tu bảo dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, phát triển kinh tế. Song vẫn còn không ít tuyến đường đã xuống cấp khá nặng, đơn cử như QL20, đường tỉnh (ĐT) 769 đoạn từ thị trấn Long Thành đến ngã tư Dầu Giây. Mặt khác, hầu như các đường hiện hữu đều được xây dựng từ hàng chục năm trước, giờ đã trở nên nhỏ hẹp bởi mật độ xe cộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, không ít địa phương cho đến giờ vẫn còn đường đất chưa được nâng cấp. Hơn nữa, có những công trình thi công chậm, làm ảnh hưởng đến lưu thông, thậm chí gây mất an toàn giao thông như QL51. Những tồn tại này đang là một trong những thách thức đối với ý tưởng đột phá về giao thông ở Đồng Nai trong Năm An toàn giao thông 2012 và những năm tiếp theo.
Trong khi đó, mục tiêu phát triển giao thông ở Đồng Nai đến năm 2015 và định hướng năm 2020 nêu rõ: Phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh trên cơ sở gắn kết, hòa mạng vào hệ thống giao thông quốc gia, các vùng phụ cận và tạo sự liên hoàn giữa các trục QL, ĐT với đường huyện, đường xã; kết hợp các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy, sân bay, bến cảng… Nói cách khác, giao thông ở Đồng Nai hiện chưa xứng tầm với một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với những điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững. Do đó, phát triển giao thông trong thời gian tới sao cho tương xứng, phù hợp với một địa bàn năng động, giàu tiềm năng như Đồng Nai là rất cần thiết.
* Kết nối cầu - đường - cảng
Đánh giá về hiện trạng giao thông trên địa bàn tỉnh, Phó giám đốc Sở GTVT Lê Quang Bình cho rằng, những năm gần đây Đồng Nai có khá nhiều công trình giao thông được khởi công xây dựng. Từ nay đến năm 2015, một số công trình khác cũng sẽ được khởi động. Ví dụ các tuyến do Bộ GTVT quản lý: QL1, đoạn tránh TX. Long Khánh, nâng cấp QL20, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt… Hoặc các dự án nâng cấp ĐT 760 (từ cầu Ông Tiếp đến cầu Tân Vạn), ĐT 762 (từ QL20 đến ĐT 767), ĐT 763 (từ ngã ba Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc đi xã Suối Nho, huyện Định Quán)…
Khai mạc đại hộI khoa học kỹ thuật cầu đường - cảng Đồng Nai Ngày mai 14-9, đại hội lần thứ nhất Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường - cảng Đồng Nai (viết tắt là Hội Cầu đường - cảng) sẽ khai mạc. Hội quy tụ 200 hội viên là kỹ sư, chuyên gia về cầu đường. Dự kiến, đại hội thông qua chương trình hoạt động và điều lệ hội; bầu Ban chấp hành, Ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo Hội. Nói về ý nghĩa của việc thành lập Hội Cầu đường - cảng, Phó giám đốc Sở GTVT Lê Quang Bình nhấn mạnh: “Trước yêu cầu phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, việc thành lập Hội là cần thiết. Qua đó hy vọng sẽ tập hợp được đội ngũ trí thức tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn phản biện và giám định xã hội về các lĩnh vực giao thông”. |
Cùng với giao thông đường bộ thì hệ thống cầu trên các sông, suối cũng đang được đầu tư đúng hướng. Ngoài cầu Đồng Nai mới và cầu Thủ Biên nối Đồng Nai - Bình Dương đã hoàn thành, thì theo kế hoạch, trong thời gian tới sẽ có 7 cầu được xây dựng trên sông Đồng Nai: cầu Rang Rang, nối kết từ khu vực Bà Hào với tỉnh Bình Phước; cầu Phước Thới nằm trên tuyến vành đai TP.Biên Hòa nối với tỉnh Bình Dương; cầu Hóa An 2 đang thi công; cầu quận 9 (TP.Hồ Chí Minh) - Nhơn Trạch… Ngoài ra, còn có 3 cầu vượt sông Cái thuộc địa bàn TP.Biên Hòa sẽ sớm được triển khai.
Đối với hệ thống cảng ở Đồng Nai thuộc nhóm 5, khu vực Đông Nam bộ. Trong đó Cảng Đồng Nai là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), và các khu bến chức năng: Long Bình Tân, Bình Dương (sông Đồng Nai); khu bến Phú Hữu (sông Lòng Tàu - Nhà Bè); khu bến Ông Kèo (sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh); khu bến Gò Dầu; khu bến Phước An (sông Thị Vải). Năng lực của cảng đảm bảo thông qua lượng hàng hóa dự kiến đến năm 2015 đạt từ 19 - 21 triệu tấn/năm; năm 2020 đạt 43 - 53 triệu tấn/năm... Điều này cũng có nghĩa, mạng lưới giao thông ở Đồng Nai đang dần hoàn thiện và hiện đại hơn, bắt đầu bằng việc thực hiện các dự án cầu - đường - cảng một cách kịp thời và đồng bộ...
T.Nguyên