Được xem là tài sản có giá trị nên theo quy định của Ngân hàng (NH) Nhà nước, hàng hóa của doanh nghiệp (DN) có thể thế chấp để vay vốn. Tuy nhiên, ở thời điểm hàng tồn kho tăng cao như hiện tại, DN cần vốn vẫn khó lòng sử dụng hàng hóa để vay tiền.
Được xem là tài sản có giá trị nên theo quy định của Ngân hàng (NH) Nhà nước, hàng hóa của doanh nghiệp (DN) có thể thế chấp để vay vốn. Tuy nhiên, ở thời điểm hàng tồn kho tăng cao như hiện tại, DN cần vốn vẫn khó lòng sử dụng hàng hóa để vay tiền.
Tại nhiều NH, dường như là luật “bất thành văn” khi DN cần vay vốn, nếu có thế chấp tài sản, bất động sản (BĐS) vẫn là ưu tiên số một bởi các đặc điểm: dễ quản lý và việc định giá thấp nên không sợ bấp bênh.
* Ưu tiên bất động sản
Tài sản thế chấp vay vốn tại các NH hiện nay hầu hết vẫn là BĐS, tỷ lệ hàng hóa tuy có nhưng rất ít. Ông Huỳnh Lê Tuấn Kiệt, Giám đốc Ngân hàng ACB chi nhánh Đồng Nai phân tích, ngoài các nguyên nhân nêu trên, NH “chuộng” BĐS còn vì lý do so với nhiều loại tài sản khác, tính thanh khoản của BĐS cao hơn, khi cần, có thể nhanh chóng sang nhượng và thu hồi vốn. Theo đó, tài sản thế chấp vay vốn tại ACB Đồng Nai, theo ông Kiệt, chủ yếu vẫn là BĐS, thế chấp bằng hàng hóa chỉ chiếm khoảng 5% tổng dư nợ.
Công nhân đang lựa hạt điều. Ảnh: T.L |
Tương tự, ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc chi nhánh Eximbank Đồng Nai cũng cho biết, tài sản nhà đất vẫn chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các khoản vay có thế chấp của Eximbank. Trong khi đó, thế chấp bằng hàng hóa cũng chỉ chiếm tỷ lệ vài % trong tổng dư nợ của NH.
Hiện tại, ngoài BĐS, hàng hóa phổ biến được các NH ưu tiên nhận thế chấp là những mặt hàng có tính thanh khoản tốt, như: cà phê, tiêu, điều, mì lát… Riêng các mặt hàng dễ xuống cấp, đầu ra không ổn định hoặc quá đặc thù, như: hóa chất, may mặc, thủ công mỹ nghệ… thì hiếm có NH nào chịu nhận. Do đó, dù DN lý giải rằng giá trị hàng hóa còn lớn hơn nhiều so với các loại tài sản khác, nhiều NH vẫn từ chối.
* Khó quản lý
Ở thời điểm này, khi đang chuẩn bị “chạy nước rút” để hoàn thành chỉ tiêu cho vay năm 2012 - cho dù đang rất cần khách vay nhưng nhiều chi nhánh NH tại Đồng Nai khi được hỏi vẫn cho biết, không dễ nhận thế chấp hàng hóa từ phía DN để cho vay.
Một cán bộ tín dụng của NH H. có trụ sở tại đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Mai, TP. Biên Hòa cho biết, thực tế, bản thân những người làm tín dụng, dù đang phải chịu áp lực “chạy” theo chỉ tiêu cho vay, cũng rất ngại trước những khách hàng đề nghị thế chấp hàng hóa để vay vốn ngắn hạn. Theo đó, kể cả những mặt hàng được xem là thanh khoản tốt, hạn sử dụng lâu như: cà phê, tiêu, điều, sắt thép, xi măng… NH cũng không mặn mà vì có nhiều yếu tố “rủi ro, phiền phức”. Những hạn chế khiến hàng hóa dù là “linh hồn” của nhiều DN vẫn không được đánh giá cao khi thế chấp do hao hụt nhanh, giá giảm bất thường, khi cần bán cũng khó… Ngoài ra, NH phải mất thêm chi phí thuê kho bãi, nhân viên bảo vệ, quản lý kho, định giá tài sản… “Rủi ro còn đến từ việc hàng hóa rất khó định lượng. Chẳng hạn, khách hàng báo số lượng cà phê để thế chấp là 1 ngàn tấn, song cán bộ tín dụng khó mà định lượng được hàng trong kho có đủ hay không, có đảm bảo chất lượng như khách báo hay không” - cán bộ tín dụng này nói.
Thực tế, chính tâm lý e ngại của NH đã khiến nhiều DN cần vố
Thế chấp heo, gà để vay vốn: Chờ cơ chế! Về đề xuất của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai mới đây, NH có thể nhận thế nhận chấp vay vốn bằng chính các loại vật nuôi, như: heo, gà, chim cút… để hỗ trợ người chăn nuôi đang trong giai đoạn khó khăn. Ông Nguyễn Huy Trinh, Giám đốc NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, vấn đề này chưa có tiền lệ! Theo đó, việc thế chấp tài sản để vay vốn là các vật nuôi, như: heo, gà … hiện không có cơ chế hoặc luật hay một chính sách nào hướng dẫn. Ông Trinh phân tích, với những vật nuôi trên, rất khó kiểm soát, định giá…, chưa kể các rủi ro khác về dịch bệnh. Tuy vậy, ông Trinh cho biết thêm sẽ cùng nghiên cứu và nếu có thể, sẽ đề xuất giải pháp thực hiện đối với đề nghị mới này của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai. |
n nhưng không còn đất đai, tài sản để thế chấp càng khó “chạm” vào đồng vốn, kể cả có chấp nhận thiệt thòi là hàng hóa khi thế chấp thường chỉ được cho vay nhiều nhất là 30% - 40% so với giá trị.
Về khía cạnh này, ông Huỳnh Lê Tuấn Kiệt cho rằng, vẫn có thể tăng tỷ lệ vay vốn thế chấp hàng hóa lên nếu NH có quy trình thẩm định và kiểm soát chặt chẽ từ khâu định lượng, định giá, quản lý… hàng hóa thế chấp. Bên cạnh đó, DN cũng cần có thiện chí trong việc cung cấp thông tin đầy đủ về số lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa mà DN dùng thế chấp.
Vi Lâm