Báo Đồng Nai điện tử
En

Rô-bốt làm bánh xốp

10:08, 05/08/2012

Kế nghiệp nghề làm bánh xốp (loại bánh thường được phủ bề mặt là hạt điều, đậu phộng) của gia đình, anh Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ Cơ sở bánh Tuấn Phương Uyên ở phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa luôn trăn trở cho việc ứng dụng máy móc để thay thế thủ công. Sau một thời gian dài ấp ủ, anh đã chế tạo ra  được chiếc máy như mơ ước.

Kế nghiệp nghề làm bánh xốp (loại bánh thường được phủ bề mặt là hạt điều, đậu phộng) của gia đình, anh Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ Cơ sở bánh Tuấn Phương Uyên ở phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa luôn trăn trở cho việc ứng dụng máy móc để thay thế thủ công. Sau một thời gian dài ấp ủ, anh đã chế tạo ra  được chiếc máy như mơ ước.

Anh Nguyễn Ngọc Tuấn bên chiếc máy làm bánh xốp do mình chế tạo. Ảnh: V. Nam
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn bên chiếc máy làm bánh xốp do mình chế tạo. Ảnh: V. Nam

Vốn là một thợ kỹ thuật làm gạch bông, nhưng rồi anh được gia đình giao cho cơ sở làm bánh xốp để duy trì phát triển nghề này. 15 năm trước, vợ chồng anh Tuấn tiếp nhận lò bánh của gia đình, lò bánh thủ công này luôn đẩy anh vào tình huống dở cười dở khóc.  Anh Tuấn nhớ lại:  “Trước đây, nướng bánh bằng bếp than cực lắm, công nhân mỗi người một bếp với 4 cái khuôn tay, nếu trở không kịp là bánh bị cháy. Đã thế, độ hao hụt khá nhiều, bột bánh rơi vãi, bánh bị loại do dính lọ nghẹ, bụi bếp, quá lửa...  Mọi người làm trong lò mồ hôi đầm đìa và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất khó đảm bảo trong khi chất lượng sản phẩm khách hàng luôn đòi hỏi ngày một kỹ hơn”.

Không chỉ như vậy, nguồn lao động đã làm cho anh thực sự mệt mỏi. Lúc hàng ít, anh phải xoay đủ kiểu để cho công nhân có việc làm liên tục, nếu không sẽ mất thợ. Mùa hàng nhiều thì không kiếm được người làm, khách thì hối hàng, công nhân thì không có, nhiều khi cả gia đình phải lao vào sản xuất không còn thời gian nghỉ ngơi. Năm 2004, trước lúc áp lực hàng nhiều, anh Tuấn nghĩ đến việc đầu tư máy móc để giải quyết việc thiếu lao động. Thế nhưng trên thị trường lại không có loại máy sản xuất loại bánh khá đặc thù này. Anh Tuấn tự hỏi: tại sao mình không chế máy để sản xuất? Ý tưởng về chế máy với biết bao những trăn trở anh Tuấn ấp ủ suốt 4 năm trời. Tới năm 2009, anh quyết định biến ý tưởng này thành hiện thực.

Việc anh chế tạo máy không chỉ người ngoài cho là chuyện không tưởng mà ngay người trong gia đình anh cũng cho rằng khó khả thi. Bỏ qua tất cả những lời can ngăn, anh quyết tâm làm chiếc máy. Anh tìm đến một kỹ sư cơ khí trình bày ý tưởng và đưa ra những phác họa của mình về một chiếc máy làm bánh xốp, anh kỹ sư cơ khí đã nhận lời cùng anh thực hiện chiếc máy đó.

Về nhà, anh Tâm vay mượn được 200 triệu đồng cùng với một ít vốn của mình để dồn vào chế tạo máy. Chiếc máy phải đảm bảo được  ba công đoạn là: tự động nạp bột vào khuôn; nướng bánh và khi bánh chín chuyển ra ngoài. Khó khăn nhất là: công đoạn nướng bánh. Người kỹ sư cơ khí phải đến lò bánh thủ công đo nhiệt độ rồi thời gian nướng cụ thể để xác định độ chín của bánh và lập trình cho máy. Bộ khuôn nướng đầu tiên được  chế tạo bằng gang bọc nhôm khá cầu kỳ, nhưng rồi đưa vào chạy sản phẩm ra bên ngoài thì bánh bị cháy đen , bên trong vẫn sống. Sự cố này đã gây cho anh hoang mang về tính khả thi của chiếc máy, nhưng rồi anh cũng tìm ra nguyên nhân do khuôn kín quá không có đường thoát hơi nóng nên bánh không thể chín đều. Toàn bộ mấy chục chiếc khuôn phải thay thế.

Phải mất thêm 1 năm trời chế tạo và chỉnh sửa, cuối cùng chiếc máy làm bánh của anh Tâm cũng được xuất xưởng đi vào hoạt động trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Chiếc máy hoàn toàn tự động đã giảm cho anh được 7 công lao động. Máy có 2 cánh tay rô-bốt với động tác đưa bánh vào lò và gắp ra đều đặn. Sản phẩm ra đẹp, đồng đều và khắc phục được những lỗi của làm bánh bằng thủ công. Anh đã không còn bị động trong khâu sản xuất nữa.

Hiện nay, mỗi tháng Cơ sở Tuấn Phương Uyên sản xuất trên dưới 2 tấn bánh theo hợp đồng của các đơn vị làm bánh kẹo. Anh Tuấn đã tạo ra bước ngoặt trong sản xuất bánh xốp, chuyển từ thủ công sang công nghiệp.

Vân Nam

 

 

Tin xem nhiều