Do ảnh hưởng của vài trận mưa trái vụ vừa qua, khiến nhiều vườn chôm chôm tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc đâm đọt nhưng không trổ bông, tỷ lệ đậu trái thấp. Nhờ biết cách xử lý kỹ thuật, nên vườn chôm chôm của ông Lê Trọng Thạch ở ấp Bảo Định (xã Xuân Định) vẫn xum xuê trái, đến mức ông phải tỉa bớt trái non để đảm bảo chất lượng trái.
Ông Lê Trọng Thạch đang tỉa bớt quả non. |
Do ảnh hưởng của vài trận mưa trái vụ vừa qua, khiến nhiều vườn chôm chôm tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc đâm đọt nhưng không trổ bông, tỷ lệ đậu trái thấp. Nhờ biết cách xử lý kỹ thuật, nên vườn chôm chôm của ông Lê Trọng Thạch ở ấp Bảo Định (xã Xuân Định) vẫn xum xuê trái, đến mức ông phải tỉa bớt trái non để đảm bảo chất lượng trái.
Ông Thạch cho biết, đối với người trồng chôm chôm thì cách hãm nước trong quá trình xử lý ra hoa là rất quan trọng, quyết định đến năng suất vụ mùa. Đặc biệt, đối với cây chôm chôm nhãn rất nhạy cảm với độ ẩm. Hễ có độ ẩm cao thì cây sẽ đâm đọt ngay mà không ra hoa. Do vậy, khi thấy lá chôm chôm bắt đầu già thì ông Thạch bắt đầu xử lý ra hoa. Giai đoạn đầu chỉ nên tưới khoảng 1/3 bồn (tương đương với 0,7 m3). Bước qua giai đoạn trổ hoa tưới 2/3 bồn. Khi trái chôm chôm đã đậu thì tưới đầy bồn vì lúc này cây rất cần nước, phân để nuôi trái, cứ 3-4 ngày tưới một đợt.
Với phương pháp trên, vườn chôm chôm của ông Thạch đậu trái rất cao từ 50-70 quả/chùm, đến mức ông phải thuê người tỉa bớt một nửa số trái non để đảm bảo chất lượng trái . Ông Thạch cho biết thêm, với lượng trái đậu như vậy, năng suất ước đạt trên 10 tấn/hécta, cao hơn năm rồi từ 3-4 tấn/hécta.
Hải Đình