Đưa được sản phẩm thành công vào thị trường là khâu sống còn của doanh nghiệp (DN) cũng như thước đo sự thành công của một thương hiệu. Tùy theo sức của mình, mỗi DN quảng bá thương hiệu, kích cầu sức mua theo một cách riêng.
Đưa được sản phẩm thành công vào thị trường là khâu sống còn của doanh nghiệp (DN) cũng như thước đo sự thành công của một thương hiệu. Tùy theo sức của mình, mỗi DN quảng bá thương hiệu, kích cầu sức mua theo một cách riêng.
Công ty dầu thực vật Cái Lân tổ chức chương trình khuyến mãi tại chợ Tân Mai. Ảnh: B. Nguyên |
Bà Nguyễn Thị Hồng Khanh, Giám đốc siêu thị Co.opMart Biên Hòa nhận xét, về chương trình khuyến mãi, trưng bày sản phẩm tại siêu thị, các công ty đa quốc gia làm mạnh và liên tục. Hàng Việt vẫn góp mặt trong các chương trình khuyến mãi nhưng khó theo kịp sự rầm rộ của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, hàng Việt vẫn cạnh tranh tốt nhờ chất lượng, mẫu mã ngày càng cao, giá cả hợp túi tiền nên được người tiêu dùng ủng hộ.
* Quan tâm khuyến mãi để kích cầu sức mua
Ông Đặng Quốc Phòng, Trưởng tiếp thị khu vực miền Đông - Công ty dầu thực vật Cái Lân xác nhận, DN dùng khoảng 10% doanh thu bán hàng cho chi phí làm thương hiệu, chủ yếu qua hoạt động khuyến mãi. Hàng tháng, DN đều tổ chức chương trình khuyến mãi. Nhiều năm nay, DN thường xuyên tham gia hoạt động phiên chợ hàng Việt về nông thôn, phiên chợ vui công nhân và đều tổ chức khuyến mãi nên được bà con nông dân, công nhân rất ủng hộ. Ngoài ra, DN cũng tổ chức chương trình khuyến mãi dành riêng cho nhiều đối tượng, như: chương trình khuyến mãi tại trường học với dòng dầu ăn trẻ em, chương trình bán hàng cho công nhân… Không chỉ tập trung khuyến mãi qua các kênh siêu thị, năm 2011, DN đẩy mạnh hoạt động khuyến mãi tại các chợ truyền thống, vì đây vẫn là thị trường tiêu thụ chính của DN. Tuy tình hình sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2012, DN vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, khuyến mãi cho sản phẩm. Đây là cách làm hiệu quả nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm mới, đồng thời củng cố nhãn hàng cũ, tăng doanh số bán hàng cho DN.
Ông Đặng Chí Hùng chia sẻ, DN phải giữ chân người tiêu dùng bằng những giá trị cộng thêm cho sản phẩm. Đó là cung cấp dịch vụ tốt, như: bán hàng giao tận nơi cho khách; chăm sóc tốt khâu hậu mãi; đầu tư sản phẩm mới đa năng, nhiều công dụng với chất lượng tốt hơn. Giữ uy tín bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ là vấn đề DN cần thực hiện tốt trước khi nghĩ đến vấn đề quảng bá để bán được hàng. |
Theo ông Ông Đặng Chí Hùng chia sẻ, DN phải giữ chân người tiêu dùng bằng những giá trị cộng thêm cho sản phẩm. Đó là cung cấp dịch vụ tốt, như: bán hàng giao tận nơi cho khách; chăm sóc tốt khâu hậu mãi; đầu tư sản phẩm mới đa năng, nhiều công dụng với chất lượng tốt hơn. Giữ uy tín bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ là vấn đề DN cần thực hiện tốt trước khi nghĩ đến vấn đề quảng bá để bán được hàng.Đặng Chí Hùng, Phó giám đốc kinh doanh Công ty CP nhôm Kim Hằng, năm 2011, DN tham gia khoảng 60 đợt đưa hàng Việt về nông thôn qua các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, phiên chợ vui công nhân tại nhiều tỉnh, thành. Đợt nào, DN cũng có chương trình bán hàng giảm giá và tặng quà khuyến mãi cho bà con nông dân. Khuyến mãi là một trong những hoạt động cần thiết để kích cầu sức mua. Tuy nhiên, với Kim Hằng, tổ chức chương trình khuyến mãi trong các đợt đưa hàng về nông thôn còn là cách DN chia sẻ khó khăn với bà con trong giai đoạn vật giá leo thang như vừa qua. Từ nay đến hết năm, tuy chi phí sản xuất đầu vào và giá điện tăng, nhưng DN vẫn cố gắng giữ ổn định giá thành sản phẩm ngay cả khi thị trường có biến động. DN cũng duy trì thường xuyên các chương trình khuyến mãi, giảm giá kích cầu sức mua qua nhiều kênh bán hàng từ siêu thị đến các kênh bán lẻ ngoài thị trường.
* Nhiều cách tiếp cận người tiêu dùng
Trước đây, DN vừa và nhỏ chỉ quan tâm đến sản xuất, bán hàng là việc của nhà phân phối. Tình hình kinh tế khó khăn, nhiều DN sản xuất quan tâm hơn đến việc xây dựng mạng lưới bán lẻ. Thông qua chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, DN chủ động tiếp cận người tiêu dùng, hiểu nhu cầu của họ để có kế hoạch sản xuất sát với yêu cầu thực tế. Đây còn là cơ hội cho DN phát triển mạng lưới tiêu thụ ở khu vực nông thôn, thị trường được xem là cứu cánh khi đầu ra gặp khó khăn như hiện nay.
Theo ông Đặng Chí Hùng, tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn là một kênh tiếp cận với người tiêu dùng nông thôn khá hiệu quả. Năm 2012, tuy tình hình sản xuất có khó khăn, nhưng DN vẫn đầu tư cho hoạt động khuyến mãi kích cầu sức mua, nhất là đưa hàng Việt về phục vụ bà con nông dân. Ông tính toán, chi phí cho các chương trình đưa hàng về nông thôn, giảm giá sản phẩm so với doanh số bán hàng khá hạn chế tại các khu vực này thì hiệu quả kinh tế không cao. Nhưng DN vẫn theo sát những hoạt động này vì muốn bà con nông dân làm quen và có thiện cảm với thương hiệu Kim Hằng. Ông đánh giá cao về hiệu quả của chương trình về Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, vì đã tạo được khuynh hướng ủng hộ hàng Việt của người tiêu dùng tăng rõ rệt. Và, sự ủng hộ đó đã giúp DN vượt khó trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là cách hỗ trợ thiết thực cho DN sản xuất trong nước quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, góp phần cho nền sản xuất trong nước phát triển, đứng vững và cạnh tranh tốt trên sân chơi khu vực và thế giới. Ngoài ra, DN cần quan tâm xây dựng mối quan hệ gắn bó với tiểu thương khi phát triển mạng lưới tiêu thụ tại các chợ truyền thống. Bởi, họ chính là người sẽ tư vấn cho khách mua về chất lượng, ưu thế sản phẩm; là kênh quảng cáo vượt trội lại không tốn nhiều chi phí.
Bình Nguyên