(ĐN) – Ngày 22-10, tại TP.Cần Thơ, Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (KH KTTV&MT), Dự án CBCC (tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính) phối hợp với Chương trình phát triển Liên hiệp quốc và Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật và chia sẻ thông tin về BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam với báo chí khu vực Nam bộ”
(ĐN) – Ngày 22-10, tại TP.Cần Thơ, Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (KH KTTV&MT), Dự án CBCC (tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính) phối hợp với Chương trình phát triển Liên hiệp quốc và Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật và chia sẻ thông tin về BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam với báo chí khu vực Nam bộ”.
PSG, TS Trần Thục, Viện trưởng Viện KH KTTV&MT (phải) trao kịch bản BĐKH chi tiết cho UBND TP.Cần Thơ |
Tại hội thảo, các chuyên gia cho biết, BĐKH đã làm tình hình thời tiết xấu đi rất nhiều như: bão, lũ, hạn hán và nước biển dâng thường xuyên, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và tác động tiêu cực tới sức khỏe con người. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam là một trong ba đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nhất do tác động của BĐKH làm nước biển dâng. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nước biển dâng lên thêm 1m nữa thì 40% diện tích của ĐBSCL sẽ bị ngập và TP.Hồ Chí Minh cũng bị ngập khoảng 20% diện tích. Tại đây, Viện KH KTTV&MT cũng đã trao kịch bản BĐKH chi tiết cho TP.Cần Thơ.
Vân Nam