Báo Đồng Nai điện tử
En

Lượt trận thứ 2 bảng D đêm mai 15-6: “Thượng đỉnh” nhạt nhòa

04:06, 14/06/2012

Hình ảnh một cổ động viên ngủ ngon lành giữa cầu trường huyên náo nói lên tất cả về cuộc gặp gỡ “thượng đỉnh” Anh - Pháp ở Donbass vốn được rất nhiều chờ đợi. Do tính chất quan trọng của trận mở màn trước đối thủ lớn nhất của bảng, cả 2 dành cho nhau sự tôn trọng đến mức căng cứng, nhạt nhòa. Trong đó, được đánh giá cao hơn, kỳ vọng hơn nên tất nhiên Pháp cũng gây thất vọng nhiều hơn.

 

Hình ảnh một cổ động viên ngủ ngon lành giữa cầu trường huyên náo nói lên tất cả về cuộc gặp gỡ “thượng đỉnh” Anh - Pháp ở Donbass vốn được rất nhiều chờ đợi. Do tính chất quan trọng của trận mở màn trước đối thủ lớn nhất của bảng, cả 2 dành cho nhau sự tôn trọng đến mức căng cứng, nhạt nhòa. Trong đó, được đánh giá cao hơn, kỳ vọng hơn nên tất nhiên Pháp cũng gây thất vọng nhiều hơn.

Với người Anh bây giờ, phòng ngự thật đông là nền tảng chiến thuật. Ảnh: T.L
Với người Anh bây giờ, phòng ngự thật đông là nền tảng chiến thuật. Ảnh: T.L

“Thế hệ 87” hôm nay của Laurent Blanc còn lâu mới bằng Les Bleus thời của chính ông hồi France 1998 và càng không thể sánh được với một tuyển Pháp hào hoa lên ngôi ở Euro 1984 với Platini - Tigana - Giresse. Kéo dài số trận bất bại lên con số 22 nhưng Blanc chắc chắn khó có thể hài lòng với các học trò. Không chỉ thiếu hẳn sự thanh thoát, mềm mại mà lối chơi của Pháp khá rườm rà, luôn tự làm chậm nhịp độ của mình bằng quá nhiều những đường chuyền ngang. Có một trung phong đẳng cấp (Benzema), 2 đôi cánh chất lượng (Ribery, Nasri), nhưng cái thiếu của ĐT Pháp hôm nay là một số 10 có khả năng cầm trịch mà họ từng sản sinh 2 cái tên xuất chúng: Platini và Zidane.

Không thể tiếp cận cầu môn, các cầu thủ Pháp buộc phải chuyển sang công phá bằng dứt điểm từ xa, nhưng cũng chỉ một lần duy nhất Nasri thành công. Pháp có đến 19 cú sút và được hưởng 11 quả phạt góc (so với Anh chỉ là 3 và 4), nhưng sự chênh lệch lớn về con số thống kê ấy không hề đồng nghĩa với thế trận hoàn toàn áp đảo. Thực tế sức ép mà Pháp tạo nên hàng phòng ngự Anh là hầu như không đáng kể.

23 giờ ngày 15-6: Pháp - Ukraina.

1giờ45 ngày 16-6: Anh - Thụy Điển.

Sự bất lực ấy của Pháp lại cho thấy ĐT Anh đã có một trận đấu thành công ít nhất về mặt đấu pháp để đạt mục tiêu tìm kiếm 1 điểm trong trận ra quân. Quả chưa bao giờ người ta thấy một đội hình Tam sư chắp vá và non nớt đến vậy (thậm chí những Chamberlain, Welbeck, Milner, Henderson còn không thường xuyên có mặt trong đội hình chính của CLB ở Champions League), nhưng nếu đội quân của Blanc cho cảm giác thiếu một kế hoạch rõ ràng, thì ngược lại, tính tổ chức và định hướng của tuyển Anh là rất rõ rệt: chấp nhận “kèo dưới”, chơi phòng ngự phản công với 6 cầu thủ (4 hậu vệ và 2 tiền vệ trung tâm Parker, Gerrard) luôn án ngữ trước khung thành Joe Hart. Chậm rãi trên phần sân nhà, bất thần người Anh chuyển sang phản công rất nhanh bằng những đường phóng sâu xuống 2 biên để khai thác sở trường tốc độ của các tiền vệ cánh; hoặc miếng đánh một cầu thủ đi bóng vào trung lộ trong khi đồng đội tuyến trên di chuyển theo hướng chéo lại và lập tức bóng được chuyền ngoặt ra vào nách của hàng phòng thủ đối phương. Chính một pha phối hợp như vậy đã đưa Milner vượt qua cả thủ môn Lloris của Pháp nhưng đáng tiếc pha kết thúc lại không đi vào khung thành.

Tuy nhiên, cũng như 2 “ông lớn” Tây Ban Nha và Italia ở bảng C, 1 điểm chia đều mang lại hy vọng dắt nhau đi tiếp cho cả Gà trống Goloa lẫn Tam sư. Chỉ cần “tắt điện” 2 ngôi sao Shevchenko và Ibrahimovic của Ukraine và Thụy Điển, cánh cửa vào tứ kết sẽ rộng mở với Pháp, Anh.

Đông Kha

 

 

Tin xem nhiều