Cách đây hơn 2 tuần, biển hiệu trên cổng chào vào nội ô TX.Bà Rịa đã được đổi tên “thành phố Bà Rịa”. Nhưng không chỉ có cổng chào, từ ngày 22-8, tất cả các biển báo, biển hiệu, các loại văn bản hành chính của Bà Rịa đều chính thức mang tên mới: thành phố Bà Rịa. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc thành lập TP. Bà Rịa là một sự kiện đặc biệt trong tiến trình phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, khu vực Đông Nam bộ nói chung
Cách đây hơn 2 tuần, biển hiệu trên cổng chào vào nội ô TX.Bà Rịa đã được đổi tên “thành phố Bà Rịa”. Nhưng không chỉ có cổng chào, từ ngày 22-8, tất cả các biển báo, biển hiệu, các loại văn bản hành chính của Bà Rịa đều chính thức mang tên mới: thành phố Bà Rịa. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc thành lập TP. Bà Rịa là một sự kiện đặc biệt trong tiến trình phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, khu vực Đông Nam bộ nói chung
Nhà Tròn - một di tích lịch sử nổi tiếng của Bà Rịa. |
18 năm qua kể từ ngày chia tách từ huyện Châu Thành cũ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bà Rịa đã không ngừng nỗ lực đạt đến các mục tiêu đặt ra. Năm 2007, Bà Rịa được công nhận đô thị loại 3; năm 2010 trở thành một trong hai thị xã đầu tiên của cả nước đạt chuẩn văn hóa; năm 2012, Bà Rịa hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đảm nhận vị trí: trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh, và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
* Sẽ là đô thị loại II trong năm 2015
Bà Rịa - được khai phá từ thế kỷ XVII - tọa lạc tại một khu vực có đầu mối giao thông quan trọng. Giờ đây Bà Rịa là trung tâm một tỉnh và có một vị trí trọng yếu trong vùng kinh tế động lực phía Nam.
Trong 5 năm qua, Bà Rịa đã đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị và huy động trên 1.400 tỷ đồng từ nguồn vốn của nhân dân và doanh nghiệp để chỉnh trang đô thị nhằm tạo không gian và môi trường sống lý tưởng, thanh bình, thân thiện. Những năm qua, Bà Rịa luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 19%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2011 của Bà Rịa đạt gấp 3 lần GDP bình quân cả nước, trên 3 ngàn USD/người.
Ông Phạm Chí Lợi, Chủ tịch UBND TP. Bà Rịa cho biết: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bà Rịa sẽ phấn đấu đưa địa phương này thành đô thị loại II vào năm 2015 và xem đây là nỗ lực bày tỏ lòng biết ơn với các thế hệ đi trước đã gầy dựng nên Bà Rịa hôm nay”.
Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng của TP. Bà Rịa những năm qua đã tạo được niềm tin, niềm tự hào trong các tầng lớp nhân dân. Người dân Bà Rịa không giấu được niềm vui trở thành cư dân đô thị. Ông Phạm Huyền, một cán bộ hưu trí ở đây nói: “Bà con phấn khởi khi Bà Rịa được công nhận là thành phố. Nhưng làm công dân của một thành phố, bà con chúng tôi sẽ còn phải ý thức hơn trong ứng xử và hành động cho xứng với nếp sống văn minh đô thị”.
* Nhìn về tương lai
Ông Nguyễn Trọng Minh, nguyên Bí thư Thị ủy Bà Rịa cho rằng: “Thành phố hiện có quỹ đất đai còn lớn và dân cư không đông. Thành phố ra đời muộn nên tiếp thu được những kinh nghiệm xây dựng của nhiều địa phương trong nước. Về lâu dài, Bà Rịa có nhiều cơ hội, lợi thế để phát triển quy mô hơn, bền vững hơn so với các địa phương khác ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Thành phố Bà Rịa - đô thị văn hóa, xanh, sạch, đẹp. |
Từ bước chuyển hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Bà Rịa lại tiếp tục nỗ lực cho mục tiêu nâng tầm vị thế vùng đất Bà Rịa. Và bài toán đầu tư hơn 7.700 tỷ đồng để nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị; đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 20%/năm; nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 6.962 USD/năm, để đưa Bà Rịa đạt chuẩn đô thị loại II vào năm 2015 là bài toán lớn. Bài toán ấy, đòi hỏi cả hệ thống chính trị cùng mọi tầng lớp nhân dân TP. Bà Rịa phải có sự đồng thuận cao
Trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nói đến Bà Rịa, là nói đến một vùng đất anh hùng, vùng đất 2 lần được Nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng: anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Phẩm chất anh hùng ấy sẽ là hành trang quý giá, nguồn lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy Bà Rịa phát triển nhanh và bền vững.
Đức Doanh