Báo Đồng Nai điện tử
En

Âm thanh - Tinh thần của Bhutan

Nguyễn Sơn Hùng (chuyển ngữ)
18:58, 27/09/2024

Tiến sĩ Sona Tidemann là nhà giáo dục và sinh thái học. Bà làm việc nhiều năm tại Bắc Úc với các thổ dân châu Úc. Bà tham gia nhiệt tình vào nền văn hóa và tri thức của họ. Bà bị Bhutan quyến rũ vì tính gắn kết văn hóa xã hội dữ liệu của nơi đó, trách nhiệm địa hình học và môi trường tự nhiên, cùng với những điều khác nữa. Điều đó đã làm cho Bhutan khác biệt với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Tiến sĩ Sona Tidemann.
Tiến sĩ Sona Tidemann.

Tinh hoa, cốt lõi của Bhutan là Phật giáo, ảnh hưởng lớn với cam kết là Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH), thiết lập tầm quan trọng, hợp nhất lại tạo ra tiêu chí độc nhất vô nhị của đất nước, mà nó theo đuổi.

Phong cảnh gây ấn tượng, với đoạn đường dốc kết thúc trong thung lũng sâu và những con sông đá lởm chởm, những con đường zíc - zắc được xây dựng đáng khâm phục, nổi bật rõ ràng bên ngoài bìa núi, nơi những con bò Yak đi lên trên lớp trầm tích muối tồn dư, sự cống hiến của người dân tới nhà vua và sự kính trọng tôn giáo, tín ngưỡng, truyền thống là một trong những diện mạo quyến rũ khác. Người ngoài cuộc sẽ đắm chìm vào cả hai - sự ân thưởng và thách thức.

Phương diện khác là những âm thanh mà Bhutan chứa đựng trong đó. Ta, có thể nghe Bhutan, nếu ta tạm ngừng lại để lắng nghe.

Trong một buổi sáng tinh mơ yên tĩnh, một dòng suối sủi tăm chảy liên tu bất tận xuống một con đường dốc trải dài, đây và kia, với những đoạn khác mà tuyết bao phủ lờ mờ những cụm màu xanh rêu. Khi đó, tại một độ dốc cao hơn, xuất hiện âm thanh tinh khiết của tiếng chuông, vang vọng không liên tục, nhưng quãng âm thanh đều đặn như là những vòng quay lời cầu nguyện mạnh mẽ thăng trầm luân phiên mê hoặc, tạo ra năng lượng vô hình của dòng suối. Một cảm giác biết ơn sự sống.

Những chuỗi dây cờ nguyện cầu với năm màu ở khắp mọi nơi, đặt tận dụng mép cầu treo bắc qua sông (chiều dài gang tay - 23cm). Tươi mới hay bạc màu, xơ xác hay nguyên vẹn, những lá cờ này làm đầy bờ mặt của những con đường dưới ánh nắng mặt trời, tuyết hay mưa tại đèo cao cũng như những lăng mộ tín đồ Phật giáo ở Tây Tạng, được trang trí tường đá mani và bất kỳ chỗ nào có ý nghĩa quan trọng. Trên khu đất cao, đỉnh núi, mũi núi và dốc đứng, những cây cờ cao cầu nguyện bằng vải hình chữ nhật nhiều màu sắc đặt đứng thẳng tỏ lòng kính trọng cái chết hoặc biểu hiện kỳ hạn đặc biệt tốt lành hoặc thần uy. Chúng chưa bao giờ đứng yên, mà dập dờn vì cường độ của gió tạo ra sự đập liên tục làm chói tai đủ xua đuổi bất cứ ma quỷ còn rơi rớt lại, hoặc là những linh hồn không mong muốn. Sức gió ồ ạt không bị cản trở dọc theo thung lũng làm những lá cờ cầu nguyện cuốn lên và chuyện trò hầu như không thể. Hãy cố nghe, thầy tu dẫn đầu xoay ra sau gọi to những người khác.

 

Những con lừa được trang trí lộng lẫy chờ đợi với vẻ bề ngoài chịu đựng trước khi miệt mài trèo lên đường mòn hướng về tu viện. Con đi đầu chuyển động làm cho chiếc chuông cổ phát ra tiếng reng đơn độc. Tiếng chuông đó đảo phách liên tục. Khi một con nào đó, cố bắt kịp những con vật già đầy sức sống này, hơi thở hổn hển vừa đủ, vượt qua những người hành hương thở gấp gáp trên sườn dốc đứng. Kia, đống cỏ khô đang chuyển động. Khoảng trống giữa phía trên và phía dưới của bước chân dừng lại, đống cỏ khô quay ngoặt lại và một chàng trai trẻ mỉm cười từ trong đống đó trước khi quay lại đằng sau và bước ra, hướng về nơi gia súc của cậu trú ngụ…

Dọc theo chỗ dốc, cây thường xanh che phủ, trên đường mòn được trải thảm bởi những lá kim sợi chỉ bạc, từ âm thanh giống như tiếng sáo, len lỏi xuyên qua những cây cối. Đến được chỗ tránh mưa gió của sếu cổ đen, bây giờ sắp bị đe dọa tuyệt chủng, có thể trước đây nghe tiếng kêu khi chúng khoe giọng, một người đàn ông đứng kín đáo và đánh đàn du dương bằng ống sáo tre phát ra giai điệu u sầu yếu ớt.

Những nữ tu trẻ ngồi, đằng trước là bài học của họ, cười khúc khích và thầm thì suốt trong thời gian giải lao. Một thầy tu lớn tuổi ở không xa mấy, chấp nhận hoặc khôn ngoan giả vờ không nghe. Các cô gái ngừng lại, trở nên điềm tĩnh và trầm lặng sau khi được cho phép chụp một bức ảnh. Chẳng bao lâu sau, họ tiếp tục tụng kinh chú tâm hoàn toàn vào kinh sách.

Một thầy tu nhiều tuổi hơn làm giám sát, bàn tay ông giữ nhịp phách, ba trẻ em (tuổi từ 7-11) như chơi từ trí nhớ, thỉnh thoảng được trợ giúp bởi sự điều chỉnh thật nhanh, bằng sáo tre nhỏ. Ngồi đối diện là ba thầy tu trẻ, mỗi người bật ra hơi thở dài và chậm để thổi nổi bọt qua ống hút gắn vào trong bình nước. Sự tập trung của họ là tuyệt đối.

Có lẽ âm thanh chim hót là chủ đạo. Trội hơn, vượt lên trên hết là của chim họa mi cổ hung, bầy chim sẻ trên cây, tuy âm thanh không nghe rõ nhưng vẫn khu biệt bởi tiếng đập cánh của bầy chim bồ câu tuyết cất cánh xoay nhanh và tại mặt đất, hoặc bất kỳ số đàn chim lớn nhất của Bhutan, chúng là “nhân viên văn thư” của quạ đen nhiều bản sắc. Phân bổ khắp nơi, quạ đen được nhận thấy thường xuyên, chỉ thiếu vắng khi nó mang thức ăn, nuôi lớn cho chim non đủ lông đủ cánh, nhất thời, âm vực của chúng vượt hơn hẳn cha mẹ chúng.

Bận tâm giữa những mẫu thức ăn tình cờ được để lại, một con voọc xám chồn với hàm răng tựa gấu, phát ra âm thanh cảnh báo. Nó càu nhàu và những người thờ ơ xem chúng, trước khi nó nhảy vọt lên nhanh nhẹn đáng ngạc nhiên và khéo léo chuyền tới một cây gần đó.

Sự tạo hình nghệ thuật điêu khắc, đá bị che bằng rêu, tuyết thoát ra khỏi ánh mặt trời, tựa như mãi mãi yên bình - môi trường lặng gió. Sự thanh thản bị phá vỡ, tại không trung, nhưng khoảng thời gian thường xuyên gia tăng bởi tiếng rơi to sửng sốt “ầm”. Những mảng băng trên cây cối đối mặt với ánh nắng buổi sáng, nó như thế loãng ra rơi xuống tán lá cây linh sam để bắt đầu một trạng thái mới trên trái đất.

Đi xung quanh một lăng mộ tín đồ đạo Phật Tây Tạng đầy ấn tượng, có thể nghe từ một khoảng cách giữa hai người đàn ông trao đổi một cách thân thiện, cởi mở. Họ dừng lại nghỉ ngơi một chút và có vẻ ham thích có được một bức ảnh, vẫn lần tràng hạt họ nói “chúng tôi không chỉ tán gẫu, bạn thấy đó!”

Thỉnh thoảng, nơi đây hầu như không có âm thanh. Con đường nhỏ dẫn tới lễ hội Tshechu được trải thảm với lá kim cây thông và lễ hội này là lòng tôn kính. Tiếp theo đó, những gia đình trong áo quần vải dệt thêu kim tuyến tốt nhất và đi về hướng khu vực lễ. Thùng đựng thức ăn và nước uống đổ đầy trong những túi rộng thùng thình trên vai. Sự im lặng không còn, phần còn lại bên kia lối ra con đường. Có tiếng nói huyên thuyên đầy sức sống từ hàng trăm khán giả Bhutan ngồi trên những chiếc chiếu, chiếc thảm họ mang theo, tiếng hát và vũ điệu nhẹ nhàng từ phụ nữ của làng, tiếng sột soạt của váy phụ nữ, của vũ công mang mặt nạ khi họ xoay xung quanh và xuyên qua không khí tới nhịp phách đơn điệu của cái chũm chọe.

Có lẽ, những âm thanh nâng cao đạo đức, tình cảm nhất của Bhutan đến từ những thầy tu trong những Lhakhang (ngôi chùa, công trình tôn giáo) khác nhau. Trong cùng cao độ, họ ngân nga lên giọng xuống giọng cho điều gì đó tương tự nhiều giờ, nhất là giọng đọc kinh Phật và những lời giáo huấn khác, mà những sách kinh, bài giảng được đặt trước họ. Đôi khi, âm thanh đó, tựa như âm sắc du dương và trạng thái xuất thần với sự biến tấu của cao độ xướng âm và âm lượng. Xa hơn sự lĩnh hội của những người khách lạ, dường như sự đồng điệu hoàn hảo trong khác nhau, mở đầu của nhịp phách trống phân tán, âm thanh dài của tiếng kèn trôm - pet và thanh điệu trầm ấm từ chất liệu xương đùi, thổi ra. Điều đó dường như huyền diệu, từ ký ức, tất cả tạo nên hiệu ứng hiệp lực tại thời điểm chính xác nhất. Trải nghiệm chủ quan âm thanh và nụ cười đầm ấm của một nhà tu hành khi tôi nỗ lực thức tỉnh để chia tay sẽ kéo dài trong tâm trí tôi. Cảm ơn Bhutan.

(Theo Tạp chí Tashi Delek, Bhutan, số tháng 7 và 8-2024).

Nguyễn Sơn Hùng (chuyển ngữ)

Từ khóa:

giáo dục

Tin xem nhiều