Việt Nam chưa có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện nào về áp lực tinh thần của nghề Y đối với nhân viên y tế (NVYT). Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam đã có khảo sát mức độ stress và sang chấn tâm lý của 618 NVYT tại 2 địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam.
Việt Nam chưa có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện nào về áp lực tinh thần của nghề Y đối với nhân viên y tế (NVYT). Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam đã có khảo sát mức độ stress và sang chấn tâm lý của 618 NVYT tại 2 địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam.
Kết quả khảo sát có 17% NVYT có cảm giác lo âu; 34% bị trầm cảm và 34% nhân viên bị mất ngủ. Các NVYT phải làm việc với cường độ gấp nhiều lần ngày thường và kéo dài; nhiều người phơi nhiễm Covid-19 và đã tử vong... nên đã bị tác động tâm lý tiêu cực kéo dài. Những áp lực tinh thần NVYT phải trải qua trong đại dịch vừa qua làm tăng nguy cơ kiệt sức ở nhiều NVYT. Điều này gây ra những hậu quả bất lợi, không chỉ đối với sức khỏe cá nhân, mà còn đối với việc chăm sóc bệnh nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Cũng qua khảo sát cho thấy, tinh thần, nỗ lực vượt qua căng thẳng để tiếp tục công việc của nhiều NVYT là rất đáng khâm phục. Các NVYT đã phải tìm nhiều cách tự giải tỏa những stress của mình như: trao đổi, trò chuyện cởi mở, chia sẻ những căng thẳng trong công việc với đồng nghiệp của mình; tự tìm hiểu các yếu tố gây căng thẳng và cùng nhau xác định các giải pháp để giải quyết; nhắc nhở, động viên bản thân rằng mình đang ở trong một tình huống bất thường với những nguồn lực hạn chế và chấp nhận thực tế khó khăn; tăng cường kiểm soát bản thân bằng cách duy trì một trong những thói quen hằng ngày có thể như: tập thể dục, tập thiền, đàn hát, đọc sách, thư giãn cũng như dành đủ thời gian cho các bữa ăn...
An Nhiên