Nhà toán học người Australia Daniel Mansfield thuộc Đại học New South Wales (TP.Sydney, Australia) đã phát hiện một hình chạm khắc được cho là hình học ứng dụng trên một bảng đất sét 3.700 năm tuổi thời kỳ Babylon Cũ (năm 1.900-1.600 trước Công nguyên).
Nhà toán học người Australia Daniel Mansfield thuộc Đại học New South Wales (TP.Sydney, Australia) đã phát hiện một hình chạm khắc được cho là hình học ứng dụng trên một bảng đất sét 3.700 năm tuổi thời kỳ Babylon Cũ (năm 1.900-1.600 trước Công nguyên). Bảng đất sét cổ này được gọi là Si.427, thể hiện một kế hoạch khảo sát đo ranh giới của một cánh đồng và được viết chữ hình nêm (một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất trong lịch sử nhân loại). Nó là một trong những hiện vật của Bảo tàng Khảo cổ học Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX ở Iraq.
Theo ông Daniel Mansfield, hiện vật này có ý nghĩa quan trọng đối với toán học, vì hơn 1 ngàn năm trước khi nhà toán học vĩ đại Pythagoras ra đời, người cổ đại dường như đã sử dụng cái mà ngày nay được gọi là bộ ba số Pythagore để tạo ra các góc vuông chính xác. “Ngày nay chúng ta muốn tìm ranh giới đất đai của mình thường sử dụng thiết bị GPS, còn người cổ đại sử dụng bộ ba số Pythagore” - ông Mansfield nói.
Trước đây, ông Daniel Mansfield và nhà toán học Norman Wildberger (Đại học New South Wales) đã xác định được một bảng chữ thời kỳ Babylon khác có chứa bảng lượng giác lâu đời nhất thế giới.
M.H