Báo Đồng Nai điện tử
En

Bảo vệ rừng ngập mặn

03:05, 01/05/2021

Rừng phòng hộ ngập mặn duy nhất của Ðồng Nai rộng khoảng hơn 7,5 ngàn ha trải dài trên địa bàn 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch được giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành quản lý. Công tác quản lý, bảo vệ rừng ở địa hình đặc thù vùng sông nước gặp nhiều khó khăn, vất vả.

Rừng phòng hộ ngập mặn duy nhất của Ðồng Nai rộng khoảng hơn 7,5 ngàn ha trải dài trên địa bàn 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch được giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành quản lý. Công tác quản lý, bảo vệ rừng ở địa hình đặc thù vùng sông nước gặp nhiều khó khăn, vất vả.

Tuần tra bảo vệ rừng là nhiệm vụ thường xuyên của lực lượng bảo vệ thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành
Tuần tra bảo vệ rừng là nhiệm vụ thường xuyên của lực lượng bảo vệ thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành

Nhiều năm qua, để đảm bảo việc phát triển và bảo vệ rừng trước sự tác động của con người, Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành đã bố trí một lực lượng bảo vệ thường trực tại các chốt, trạm do 2 phân trường trực tiếp quản lý là Phân trường Long Thọ và Phân trường Phước An.

Trước khi đi tuần tra, anh Hà Duy Cường, Phân trường trưởng Phân trường Phước An (thuộc xã Phước An, H.Nhơn Trạch) đã họp tổ để phổ biến, triển khai các nội dung công việc
Trước khi đi tuần tra, anh Hà Duy Cường, Phân trường trưởng Phân trường Phước An (thuộc xã Phước An, H.Nhơn Trạch) đã họp tổ để phổ biến, triển khai các nội dung công việc

Hiện có 19 bảo vệ được phân bổ về 2 phân trường để làm nhiệm vụ bảo vệ rừng. Hằng ngày, lực lượng bảo vệ được chia thành các tổ (mỗi tổ từ 3-4 người) luân phiên tuần tra dọc các tuyến sông, rạch quanh các khu rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất đai. Lực lượng bảo vệ còn lội bộ, thậm chí lội bùn nhiều giờ liền để kiểm tra sự phát triển của các loại cây ở cả khu rừng già và khu rừng trồng mới; kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy ở những khu vực có cây bụi, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ dân trong khu vực…

Tổ tuần tra xuất phát tại Trạm rừng giống đi tuần quanh khu rừng ngập mặn thuộc xã Phước An
Tổ tuần tra xuất phát tại Trạm rừng giống đi tuần quanh khu rừng ngập mặn thuộc xã Phước An

“Nếu không yêu nghề, không có sức khỏe sẽ rất khó trụ lại với nghề” - anh Hà Duy Cường, Phân trường trưởng Phân trường Phước An (thuộc xã Phước An, H.Nhơn Trạch) chia sẻ.

Để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường tác động đến rừng, tổ tuần tra phải cho thuyền luồn sâu vào các rạch nhỏ
Để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường tác động đến rừng, tổ tuần tra phải cho thuyền luồn sâu vào các rạch nhỏ
Phát hiện cây non bị đổ nghiêng, lực lượng này phải chỉnh lại để đảm bảo cây phát triển tốt
Phát hiện cây non bị đổ nghiêng, lực lượng này phải chỉnh lại để đảm bảo cây phát triển tốt
Ngoài tuần tra trên sông, rạch, lực lượng bảo vệ còn lội bộ luồn sâu vào các khu rừng già để kiểm tra
Ngoài tuần tra trên sông, rạch, lực lượng bảo vệ còn lội bộ luồn sâu vào các khu rừng già để kiểm tra
Trong hoạt động tuần tra, các tổ bảo vệ thường xuyên kiểm tra hệ thống bờ bao quanh các đùng nuôi trồng thủy sản để ngăn chặn việc đào đất, lấn chiếm rừng
Trong hoạt động tuần tra, các tổ bảo vệ thường xuyên kiểm tra hệ thống bờ bao quanh các đùng nuôi trồng thủy sản để ngăn chặn việc đào đất, lấn chiếm rừng
Trong phương án quản lý rừng bền vững, khi phát hiện cây già bị sâu bệnh, các bảo vệ cũng ghi nhận để lập báo cáo đề xuất biện pháp xử lý
Trong phương án quản lý rừng bền vững, khi phát hiện cây già bị sâu bệnh, các bảo vệ cũng ghi nhận để lập báo cáo đề xuất biện pháp xử lý

Trần Danh


 

Tin xem nhiều