Bảo tồn và phát triển làng nghề nhằm góp phần lưu giữ giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Đồng thời, làng nghề còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Tỉnh đã có những chính sách để hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững.
Bảo tồn và phát triển làng nghề nhằm góp phần lưu giữ giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Đồng thời, làng nghề còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Tỉnh đã có những chính sách để hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững.
Sản xuất trầm thô ở xã Phú Trung (H.Tân Phú) |
[links()]Sở NN-PTNT là đơn vị được giao quản lý, hỗ trợ để phát triển làng nghề theo hướng bền vững. Hiện nay, làng nghề ở Đồng Nai đang gặp hai vấn đề lớn cần hỗ trợ là lao động có tay nghề và đầu ra cho sản phẩm.
* Đào tạo nghề cho làng nghề
Từ đầu năm đến nay dù xảy ra dịch bệnh Covid-19 nhưng Sở NN-PTNT vẫn tổ chức được 2 đợt đào tạo nghề cho một số làng nghề trong tỉnh, giúp giảm thực trạng thiếu thợ cho các cơ sở. Tuy nhiên, nhiều làng nghề đòi hỏi lao động phải là người có năng khiếu mới làm được như: gốm mỹ nghệ, mộc mỹ nghệ nên việc lựa chọn người đào tạo tương đối khó khăn. Lao động ở những làng nghề trên muốn trở thành thợ vững tay nghề phải mất 2-3 năm.
ThS Nguyễn Hữu Danh, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh (Sở NN-PTNT) cho biết: “Trong bảo tồn và phát triển làng nghề tại Đồng Nai, tỉnh rất chú trọng khâu đào tạo nghề cho các cơ sở. Chi cục được giao quản lý trực tiếp các làng nghề, nghề truyền thống nên hằng năm đều tổ chức đoàn đi xuống các làng nghề, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để kịp thời hỗ trợ khắc phục. Đồng thời, tỉnh cũng rất quan tâm đến việc hướng dẫn bảo vệ môi trường ở các làng nghề để phát triển bền vững”.
Sản xuất gỗ mỹ nghệ ở xã Xuân Tâm (H.Xuân Lộc) |
Hiện nay, lao động trẻ thường chọn làm việc trong các công ty, nhà máy ở các khu công nghiệp vì môi trường làm việc tốt hơn, thu nhập cao và ổn định. Lao động trong các làng nghề đa số là người đã có tuổi, rất ít lao động trẻ nên cũng ảnh hưởng lớn đến việc lưu giữ và phát triển nghề truyền thống ở các địa phương. Do đó, nhiều chủ cơ sở tại làng nghề đã nghiên cứu, đưa máy móc vào sử dụng, giảm bớt lao động ở một số công đoạn mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Ông Nguyễn Thành Nhân, chủ Cơ sở Thành Nhân ở xã Bình Minh (H.Trảng Bom) kể: “Cơ sở của tôi chuyên sản xuất các loại thuyền buồm, xe, máy bay, vật dụng trang trí từ gỗ để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Vì lao động ngày càng khó tìm nên tôi đã ứng dụng khoa học công nghệ đưa máy móc vào thay sức người ở nhiều khâu như: xẻ gỗ, tiện sản phẩm thô nên giảm được nhiều áp lực trong thiếu lao động. Giảm được công lao động, sản phẩm làm ra nhanh với số lượng lớn giúp hạ giá thành nên cơ sở luôn nhận nhiều đơn hàng từ nước ngoài”. Thành Nhân là cơ sở nổi tiếng ở phía Nam về sản xuất các mô hình bằng gỗ để trang trí trong nhà, khách sạn, nhà hàng. Hầu hết khách hàng đến với cơ sở này đều khá hài lòng về chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh.
* Nâng giá trị sản phẩm
Lâu nay, các làng nghề trong tỉnh mới chỉ chú ý đến việc đưa sản phẩm đi xuất khẩu và bán sỉ cho các đại lý, doanh nghiệp trên cả nước. Ngoài ra, cũng có những khách hàng đam mê sản phẩm của làng nghề tự tìm đến mua và đặt hàng. Thị trường rất lớn cho sản phẩm làng nghề chưa khai thác được là liên kết với các công ty, khu du lịch để đưa sản phẩm vào giới thiệu, trưng bày và bán cho các du khách đến tham quan tại Đồng Nai. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 20 khu du lịch đang hoạt động, mỗi năm thu hút hơn 3,5 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến vui chơi giải trí. Nếu khai thác tốt thị trường này, các làng nghề sẽ có đầu ra thuận lợi và giá trị, lợi nhuận của sản phẩm làng nghề sẽ được nâng lên.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết: “Trong thực hiện chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), các địa phương đều ưu tiên chọn những sản phẩm đặc sắc của làng nghề vào để hỗ trợ phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ”.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng quan tâm hỗ trợ các làng nghề trong việc đăng ký nhãn hàng hóa, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm để nhiều người tiêu dùng biết đến. Như vậy khi kết nối với các khu du lịch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành lân cận đưa sản phẩm làng nghề vào sẽ dễ bán hơn.
Giám đốc Sở VH-TTDL Lê Kim Bằng cho hay: “Thời gian qua, Sở đã phối hợp với Sở Công thương đưa các sản phẩm đặc sắc của làng nghề đi giới thiệu ở những đợt triển lãm, ngày hội du lịch, khu du lịch, các trạm dừng chân trong và ngoài tỉnh để tìm đối tác ký kết, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, kết quả chưa như mong đợi nên trong thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan, địa phương tăng cường công tác quảng bá sản phẩm của làng nghề với khách du lịch”. Thế nhưng, các làng nghề m
uốn bán được hàng cho kênh này cũng nên có đầu tư, nghiên cứu làm ra những sản phẩm đặc sắc, cuốn hút du khách để họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua để làm kỷ niệm, quà biếu tặng bạn bè, người thân.Hương Giang