Báo Đồng Nai điện tử
En

Truyền thuyết về Quán Tiên

09:05, 22/05/2020

Sau khi đoạt giải Cánh Diều Bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam ngày 12-5 vừa qua (và trước đó là giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21-2019), bộ phim Truyền thuyết về Quán Tiên của đạo din Đinh Tun Vũ chính thức ra mắt rộng rãi khi chiếu tại các rạp từ ngày 22-5.

Sau khi đoạt giải Cánh Diều Bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam ngày 12-5 vừa qua (và trước đó là giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21-2019), bộ phim Truyền thuyết về Quán Tiên của đạo din Đinh Tun Vũ chính thức ra mắt rộng rãi khi chiếu tại các rạp từ ngày 22-5.

Đây là phim do Bộ VH-TTDL đặt hàng và đầu tư phần lớn kinh phí, có kịch bản chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Xuân Thiều (1930-2007). Nội dung phim kể về ba cô gái thanh niên xung phong tên là Mùi (Đỗ Thúy Hng đóng), Phượng (H Minh Khuê) và Tuyết Lan (Hoàng Mai Anh) có nhiệm vụ đón tiếp, tiếp tế thực phẩm cho các anh chiến sĩ bộ đội dừng chân trên đường hành quân qua rừng Trường Sơn ở những năm tháng chiến tranh khốc liệt (giữa cuối thập niên 1960).

Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ
Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ

Dịp này, Đồng Nai cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với đạo din Đinh Tun Vũ (sinh năm 1989, đạo diễn các phim Và anh sẽ trở lại, Cuộc đời của Yến, Chờ em đến ngày mai, Chú ơi đừng lấy mẹ con…). Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ cho biết: “Truyền thuyết về Quán Tiên là phim tâm lý, bí ẩn lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Nam những năm 60. Phim mở đầu bằng việc 3 nữ thanh niên xung phong được giao một nhiệm vụ đặc biệt trong một hang động rộng lớn giữa rừng già, rồi sau đó, liên tiếp những việc kỳ lạ xảy ra. Dần dần những bí ẩn được hé mở... Tôi tin là khán giả vẫn sẽ bất ngờ khi xem đến những hình ảnh cuối cùng của phim”.

* Liệu có thể gọi Truyền thuyết về Quán Tiên là phim đề cập đến phái nữ, dành cho phái nữ hay không - vì phim có ba nữ chính?

- Chắc chắn “phái nữ” là những nhân vật chính của phim. Nhưng không phải vì thế mà phim chỉ dành cho phái nữ. Thậm chí, tôi nghĩ phải ngược lại mới đúng! (cười). Phim còn có nhiều nhân vật nam là các anh lính trẻ áo xanh mũ tai bèo. Những người đàn ông, dù đã trải qua cuộc chiến tranh hay chưa, khi xem phim, sẽ thấy yêu và thương người phụ nữ của mình vô cùng.

* Đâu là sự khác biệt tính cách của 3 nữ diễn viên chính Thúy Hằng (vai Mùi), Hồ Minh Khuê (vai Phượng) và Hoàng Mai Anh (vai Tuyết Lan)? Và giữa họ có điểm chung gì?

- Tôi thấy cả 3 diễn viên nữ Đỗ Thúy Hng, H Minh Khuê và Hoàng Mai Anh đều là nhng người rt trách nhim và sn sàng hy sinh cho vai diễn của mình.

Tôi đã từng làm việc với Thúy Hằng trong phim Cuộc đời của Yến (năm 2015). Kể từ đó, bản thân chị ấy cũng không tham gia bất cứ bộ phim nào, nên khi chị Hằng nhận lời vào vai Mùi trong Truyền thuyết về Quán Tiên, tôi va vui va bt ng. Ln tr li này, ch Hng tp trung vào vai din đến mc ti đa. Tinh thn làm vic, ni lc và s hóa thân ca ch vào nhân vt khiến tôi rt khâm phc.

Thúy Hằng (vai Mùi) là một trong 3 nhân vật chính trong phim Truyền thuyết về Quán Tiên Ảnh: Galaxy
Thúy Hằng (vai Mùi) là một trong 3 nhân vật chính trong phim Truyền thuyết về Quán Tiên. Ảnh: Galaxy

Hoàng Mai Anh thì đang ở độ tuổi sung sức nhất của một diễn viên. Cô ấy có kỹ thuật diễn rất tốt và biết cách chế ngự cảm xúc trong từng tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt, ở những đoạn thể hiện căn bệnh Hysteria (hay còn gọi là rối loạn phân ly) của Tuyết Lan, Mai Anh diễn thực sự như “lên đồng”.

Với Hồ Minh Khuê, đây là lần đầu Khuê tham gia một phim điện ảnh nên còn khá bỡ ngỡ. Nhưng bù lại, Khuê là diễn viên “cày” kịch bản và truyện ngắn Truyền thuyết về Quán Tiên một cách kỹ càng nhất. Cô ấy cũng là diễn viên giống với nhân vật trong phim nhất về mặt tính cách, hình thức, nên Khuê vào vai Phượng một cách rất tự nhiên và bản năng.

* Theo anh, các nữ diễn viên đã thể hiện thành công vai diễn của họ ở điểm nào?

- Vâng. Tôi nghĩ với 3 vai diễn này, điều thành công nhất của các nữ diễn viên là khiến cho khán giả nhớ sâu sắc tên của từng nhân vật. Bởi mỗi người mỗi vẻ và họ không hề bị lẫn vào nhau hay lấn át nhau trong 110 phút phim. Sự cộng hưởng của họ là điều tôi đã kỳ vọng ngay từ khi casting (tuyển vai), nhưng tôi không ngờ là sự cộng hưởng đó lớn đến vậy.

* Phim đã đề cập đến nhân vật Tuyết Lan (và cả Mùi?) mắc căn bệnh Hysteria - vốn là một căn bệnh khó nói, nhạy cảm, tế nhị và xưa nay ít ai đề cập trong phim ảnh. Anh đã đối diện và xử lý vấn đề này như thế nào ở tiền kỳ lẫn trong quá trình làm phim? Việc đưa “Hysteria” lên màn ảnh có phải là một thử thách lớn đối với anh?

- Thú thực lúc đầu tôi cũng hơi lo. Bởi tôi chưa từng trực tiếp gặp ai mắc căn bệnh này. Sau đó là một quá trình dài tôi tìm hiểu về Hysteria qua nhiều tài liệu, qua những truyện ngắn, tiểu thuyết và một số bộ phim mà căn bệnh này từng xuất hiện, cả phim Việt Nam và phim nước ngoài. Dần dần, tôi không cảm thấy nó quá khó khăn nữa. Người bị Hysteria cũng có những triệu chứng điển hình và cũng có những cách xoa dịu họ điển hình. Điều quan trọng là đưa lên màn ảnh thế nào cho vừa chân thực lại không mất đi tính nhân văn, nghệ thuật của câu chuyện.

Một cảnh trong phim Truyền thuyết về Quán Tiên
Một cảnh trong phim Truyền thuyết về Quán Tiên

Với Hoàng Mai Anh và Thúy Hằng, tôi nghĩ mình đã có hai lựa chọn thực sự phù hợp cho hai người phụ nữ bị Hysteria trong bộ phim này. Trước khi vào vai, họ cũng tự nghiên cứu rất kỹ. Bởi vậy, sự lột tả nhân vật của hai diễn viên đến từ bên trong chứ không chỉ bề nổi.

Tôi tin là khán giả khi xem phim sẽ không thấy sợ những người bị bệnh Hysteria mà sẽ hiểu họ hơn và có sự cảm thông sâu sắc với những nỗi đau thầm kín mà nhiều khi, những người phụ nữ trong thời chiến tranh ác liệt chẳng có cách gì để vượt qua được...

Tôi nghĩ mi khán giả xem Truyền thuyết về Quán Tiên sẽ có những cách hiểu khác nhau về thông điệp bộ phim và về số phận của mỗi nhân vật.

* Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Bửu Long (thực hiện)

Tin xem nhiều