Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhóm kín và tin thất thiệt trên mạng

10:04, 30/04/2020

Từ khi cả hệ thống chính trị cùng quyết liệt tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đến nay, các cơ quan chức năng đã xử lý trên 300 trường hợp tung tin sai sự thật lên mạng xã hội. Thế nhưng, con số này chưa phản ánh đầy đủ quy mô của tin giả.

Từ khi cả hệ thống chính trị cùng quyết liệt tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đến nay, các cơ quan chức năng đã xử lý trên 300 trường hợp tung tin sai sự thật lên mạng xã hội. Thế nhưng, con số này chưa phản ánh đầy đủ quy mô của tin giả.

Nhóm kín, nhóm riêng tư là nơi thường khởi phát và thảo luận những thông tin chưa kiểm chứng như kiểu “tin vỉa hè”. Các thành viên mạng xã hội thường tham gia nhiều nhóm riêng tư khác nhau nên tin đồn không thể dừng lại ở phạm vi của một nhóm nhỏ ban đầu mà rất dễ lan tỏa ra ngoài chỉ cần vài động tác sao chép
Nhóm kín, nhóm riêng tư là nơi thường khởi phát và thảo luận những thông tin chưa kiểm chứng như kiểu “tin vỉa hè”. Các thành viên mạng xã hội thường tham gia nhiều nhóm riêng tư khác nhau nên tin đồn không thể dừng lại ở phạm vi của một nhóm nhỏ ban đầu mà rất dễ lan tỏa ra ngoài chỉ cần vài động tác sao chép

Vì có nhiều tin thất thiệt trên mạng, cơ quan chức năng khó tìm được dấu vết ban đầu do kẻ tung tin sử dụng nick ảo hoặc kẻ tung tin đang sống ở nước ngoài. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số trường hợp tin giả khó truy nguyên nguồn gốc do khởi phát từ những nhóm riêng tư, group kín (close group) trên mạng.

* Nhóm kín - nơi khởi phát tin thất thiệt

Các mạng xã hội hiện nay cho phép tạo ra các nhóm chat riêng tư, các group kín, ví dụ: nhóm bạn học cấp 3, nhóm người cùng một phòng ban ở cơ quan XYZ, nhóm cư dân một chung cư, nhóm các bà mẹ bỉm sữa, hội tennis, hội chơi cây cảnh… Khi các cơ quan chức năng quản lý chặt hơn những hành vi đưa thông tin sai sự thật bằng các hình thức xử phạt nặng, những người dùng mạng xã hội thận trọng hơn trong chia sẻ và phát tán thông tin dạng tin đồn. Nhưng nhu cầu tin đồn lúc nào cũng có. Và thế là nhiều người chọn nhóm kín để… “xả”.

Thời dịch bệnh Covid-19 với tâm lý lo lắng trong cộng đồng, những tin tức “nghe ông anh bên y tế”, “bà chị trên ủy ban” rò rỉ về một ca nhiễm Covid-19 rất dễ được chia sẻ trong các nhóm kín do… an toàn. Và trong diễn đàn riêng tư này, các thành viên tin tưởng nhau nên tha hồ bàn luận. Rồi có người vốn tham gia nhiều nhóm kín như vậy tỏ ra là người thạo tin, tiếp tục chia sẻ từ nhóm này đến nhóm khác bằng hình thức chụp màn hình. Những thao tác này chỉ cần vài giây, “tay nhanh hơn não”, thông tin chả mấy chốc xuất hiện ra ngoài thành công khai với các nguồn “thứ cấp của thứ cấp”, khó lần ra manh mối ban đầu.

Đời tư, hành tung của một người không may nhiễm Covid-19 có khi bị “tung hê” và đơm đặt thêm trên mạng qua những thông tin đồn thổi gây bất lợi không chỉ cho nạn nhân mà còn cho các cơ quan chức năng đang oằn mình chống dịch!

Tất nhiên, cơ chế tự điều chỉnh (self-regulation) ở các nhóm xã hội trong những nhóm kín ấy cũng góp phần hạn chế tin giả nhưng không phải nhóm nào cũng có người giỏi để giúp cộng đồng kiểm chứng (double-check hay cross-check) thông tin. Trong khi đó, tin rò rỉ, “tin vỉa hè” luôn có sức hấp dẫn và kích thích sự hiếu kỳ của đám đông (và đa phần đó là tin thất thiệt).

* Tin đồn trong kỷ nguyên số

Tin đồn là cơ chế truyền thông nước nào cũng có, thời nào cũng có. Ở những nước nông nghiệp, ở những cộng đồng thông tin ít minh bạch, tin đồn càng có đất sống. Tin đồn đa phần ra đời trong quá trình giao tiếp diễn ra trong đời sống. Người nhận thông tin tiếp tục thành nhà truyền thông thứ cấp trong các mối quan hệ chằng chịt của đời sống xã hội.

Ngày 1-4, Công an H.Bắc Mê (Hà Giang) phối hợp với Phòng Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hà Giang đã xử phạt 9 đối tượng do có hành vi đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở địa phương xuất phát từ một nhóm kín. Trong ảnh: Các đối tượng tung tin thất thiệt đang làm việc với Công an H.Bắc Mê. Ảnh: Báo CAND
Ngày 1-4, Công an H.Bắc Mê (Hà Giang) phối hợp với Phòng Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hà Giang đã xử phạt 9 đối tượng do có hành vi đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở địa phương xuất phát từ một nhóm kín. Trong ảnh: Các đối tượng tung tin thất thiệt đang làm việc với Công an H.Bắc Mê. Ảnh: Báo CAND

Thành viên “mạng tin đồn” có khi không xuất phát từ một động cơ vụ lợi nào nhưng việc truyền tin của họ thường phản ánh mối quan tâm, thói quen, sở thích của họ. Tốc độ phân phối tin đồn phụ thuộc vào tính hấp dẫn, tầm quan trọng của vấn đề đối với từng cá nhân cho nên trong nhiều trường hợp, khi sự kiện, vấn đề bị đồn thổi có liên quan đến số đông thì việc lần theo các chi tiết để tìm ra dấu vết khởi nguồn của tin đồn là rất khó. Sự giúp sức của internet khiến tin đồn phát triển mạnh hơn thông qua các mạng xã hội. Tin đồn trên môi trường mạng được nhân bản cực nhanh, cực rộng nên cường độ, biên độ dư luận càng lớn.

Tất nhiên, tin đồn là một phần của đời sống xã hội. Nhiều tổ chức cũng biết khai thác tin đồn cho mục đích truyền thông (viral marketing, buzz marketing). Nhưng với tin đồn thất thiệt, nó rất nhanh chóng bị nhân bản, biến dạng, méo mó... theo các chiều hướng, mức độ khác nhau do năng lực thu nhận, phân tích khác nhau của các cá nhân trong mạng lưới ấy.

* Đừng tiếp tay cho tin đồn trên mạng

Một doanh nghiệp làm ăn bình thường bỗng dưng hứng chịu tin đồn “sắp bị bán cho Trung Quốc”; một nghệ sĩ đang tạo được những thành công bỗng dưng bị loan tin “gặp bệnh hiểm nghèo”; một giám đốc ngân hàng có uy tín bỗng dưng bị tung tin “sắp ra hầu tòa”... Những tin đồn gây ảnh hưởng như thế lan truyền trên môi trường internet và khiến đối tượng phản ánh chịu thiệt hại nặng nề nếu báo chí vào cuộc thiếu trách nhiệm...

Thời gian qua, những ví dụ về sự phỉ báng, lăng mạ, sự xâm phạm tư cách cá nhân các trường hợp liên quan đến Covid-19 xuất hiện nhiều trên mạng xã hội. Sự phỉ báng có thể đến từ một sơ suất (cẩu thả, thiếu thận trọng, a dua) nhưng đa phần, nó đến từ định kiến, từ sự cố ý làm nhục người khác. Tất nhiên, cũng có trường hợp, sự a dua theo người khác là do năng lực thẩm định thông tin trên môi trường truyền thông xã hội vốn rất xô bồ, thật - giả, tốt - xấu lẫn lộn.

Các nhóm riêng tư trên mạng tạo cho thành viên cảm giác được kết nối (connected và belonging) trong cộng đồng của mình, là kênh giúp họ nhận được thông tin nhanh và kích thích họ chia sẻ quan điểm kể cả những vấn đề tế nhị, họ thậm chí nói ra không cần nghĩ, không sợ sai, không cần kiểm chứng. Và vì thế, tin tức giả có thể hình thành từ các nhóm riêng tư rất nhanh và rất khó phát hiện.

Do vậy, chính từng thành viên mạng xã hội phải tỉnh táo để mình không vô tình tiếp tay cho tin tức giả!

Phú Trang

Tin xem nhiều