Báo Đồng Nai điện tử
Thứ 4, 02/04/2025, 10:24 En

Happy Money chuyển mình theo xu hướng của thị trường tài chính tiêu dùng

09:16, 28/03/2025

Các công ty tài chính tiêu dùng trẻ, vừa và nhỏ với mô hình kinh doanh tinh gọn và động lực tăng trưởng cao có cơ hội tốt để vượt lên khi một số “người chơi” hàng đầu có xu hướng chậm lại.

Tìm kiếm “bệ đỡ” để đối phó với sự ảm đạm của nền kinh tế

Sự ảm đạm của nền kinh tế giai đoạn hậu Covid-19 đã khiến anh Long ở Bình Dương phải tiết kiệm chi tiêu trong 3 năm qua. “Nhìn mãi chưa thấy sự khởi sắc, thu nhập của hai vợ chồng thì vẫn “lẹt đẹt” nên “thắt lưng buộc bụng” là việc phải làm để chờ những khó khăn đi qua”, anh tâm sự.

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự báo, tín dụng tiêu dùng sẽ khởi sắc vào năm 2025 do nền kinh tế phục hồi, với tăng trưởng GDP theo kế hoạch được đẩy nhanh và thu nhập hộ gia đình cải thiện sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu tài chính tiêu dùng. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ và cải cách của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng sẽ khuyến khích nhu cầu vay.

Anh Long cho biết, đang tìm kiếm “bệ đỡ” vốn với những yêu cầu như linh hoạt, nhanh chóng và thuận tiện, đặc biệt là trải nghiệm an tâm khi sử dụng dịch vụ.

Trải nghiệm khách hàng là một trong những yếu tố đáng cân nhắc khi sử dụng các giải pháp tài chính.

Thị trường tài chính tiêu dùng đang dần trở nên phân mảnh

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống tiêu dùng của Việt Nam đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong đó, các ngân hàng thương mại cung cấp 94% và các công ty tài chính tiêu dùng đóng góp khoảng 4,8% với mức tổng dư nợ là 139.000 tỷ đồng. Dữ liệu cho thấy, tiềm năng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Một thông tin đáng chú ý được bà Trần Kiều Oanh, Trưởng phòng Dịch vụ Tài chính, FiinGroup cho biết tại Hội thảo Trực tuyến Vietcap với chủ đề “Ngành Tài chính tiêu dùng Việt Nam: Con đường phục hồi và Triển vọng”. Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đang trở nên phân mảnh hơn do sự xuất hiện của những công ty mới áp dụng các chiến lược thâu tóm thị trường mạnh mẽ. Các công ty tài chính trẻ (FinCo) đang nổi lên nhờ số hóa mạnh mẽ, các sản phẩm được thiết kế tốt và chiến lược thu hút khách hàng ngách hiệu quả.

Bà Oanh cũng chia sẻ trong hội thảo, trong bối cảnh thách thức kinh tế hậu Covid-19, các công ty tài chính trẻ vừa và nhỏ với mô hình kinh doanh tinh gọn và động lực tăng trưởng cao có cơ hội tốt để vượt lên trong khi một số “người chơi” hàng đầu có xu hướng chậm lại; một số đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Minh chứng cho nhận định này gọi tên Happy Money, không chỉ cải thiện các sản phẩm tài chính  mà còn chú trọng việc mang lại trải nghiệm chân thực cho khách hàng. Theo đó, Happy Money đã và đang không ngừng mở rộng hệ thống phòng giao dịch nhằm đáp ứng đông đảo nhu cầu của người lao động, đặc biệt khu vực miền Nam, song song với đó là và cải thiện quy trình vay vốn để mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.

Happy Money mở rộng hệ thống phòng giao dịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Happy Money mở rộng hệ thống phòng giao dịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

“Mặc dù nhu cầu vay tiêu dùng tại khu vực phía Nam rất lớn, nhưng việc tiếp cận các dịch vụ tài chính nhanh chóng và tiện lợi vẫn còn nhiều hạn chế”, Tổng Giám đốc Happy Money, ông Ro Min Ho chia sẻ.

Được biết, trong tháng 4, Happy Money sẽ mở thêm 3 phòng giao dịch tại các khu vực trọng điểm ở miền Nam như Biên Hòa, Bình Dương. Cụ thể, một phòng tại Biên Hòa với địa chỉ ở đường Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai; hai phòng tại Đại lộ Bình Dương, thành phố Bình Dương. Đồng thời, mở mới một phòng giao dịch tại Hải Phòng với vị trí đắc địa hơn để tiếp cận và phục vụ nhiều khách hàng có nhu cầu hơn. Kế hoạch tới cuối năm 2025, Happy Money sẽ phủ sóng nhiều tỉnh thành hơn và nâng số lượng phòng giao dịch lên con số 50 phòng giao dịch.

Ông Ro Min Ho cho biết: “Việc mở rộng này không chỉ giúp Happy Money phủ sóng tại những khu vực còn thiếu dịch vụ vay tiêu dùng mà còn khẳng định cam kết nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các giải pháp tài chính thuận tiện”.

Tổng Giám đốc Happy Money, ông Ro Min Ho khẳng định tập trung nâng cao chất lượng khách hàng.
Tổng giám đốc Happy Money, ông Ro Min Ho khẳng định tập trung nâng cao chất lượng khách hàng.

Theo lãnh đạo của Fiin Group, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam có triển vọng tăng trưởng lâu dài, khi quy mô hiện chỉ trên 10% GDP, thấp hơn nhiều so với một số thị trường khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo đó, ông Ro Min Ho chia sẻ thêm: “Trong ngắn hạn, sự hiện diện của Happy Money nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình. Về dài hạn, chúng tôi hướng tới sự thay đổi trong nhận thức của thế hệ người vay mới - chủ yếu là Gen Z - nhìn nhận các sản phẩm tài chính tiêu dùng như một lựa chọn thanh toán thay vì món nợ”.

Tin xem nhiều