Sự ra đời của dây chằng nhân tạo là bước đột phá trong điều trị đứt dây chằng chéo. Thay dây chằng khớp gối bằng dây chằng nhân tạo giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và không mất 1 phần gân từ vị trí lấy gân. Phương pháp này được bác sĩ chỉ định cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, chi phí thay dây chằng nhân tạo là vấn đề người bệnh đang rất băn khoăn. BSCKI Lê Văn Quỳnh sẽ giải đáp về vấn đề này ngay sau đây.
Dây chằng nhân tạo: Giải pháp mới trong điều trị đứt dây chằng khớp gối
Phẫu thuật thay dây chằng nhân tạo được các chuyên gia y tế đánh giá là phương pháp hiệu quả trong việc tái tạo dây chằng khớp gối bị đứt. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng chịu lực cao và tương thích sinh học với cơ thể tốt, phục hồi nhanh và giảm nguy cơ yếu gân do lấy gân tự thân.
BS.CKI Lê Văn Quỳnh (Khoa Chấn thương Chỉnh hình - BV Nam Sài Gòn Quận 7) cho biết, dây chằng nhân tạo là vật liệu được tạo thành từ khoảng 3.000 sợi polyethylene. Vì thế chúng có độ vững rất cao. Đặc biệt, dây chằng nhân tạo có độ bền từ 3.000 đến 3.500 newton. Chúng chỉ bị đứt khi chịu lực tác động từ 300 - 350kg. Bởi vậy, khi được thay thế bằng dây chằng nhân tạo, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh chóng hơn với khớp gối vững hơn. Không mất thời gian hồi phục lại phần gân đã bị mất
Dây chằng nhân tạo có độ vững chắc cao. |
Cũng theo bác sĩ Quỳnh, sự ra đời của dây chằng nhân tạo là một bước đột phá trong lĩnh vực Y học nói chung và trong điều trị đứt dây chằng nói riêng. Trước đây, để tái tạo dây chằng bị đứt, bác sĩ thường sử dụng gân tự thân lấy từ gân bánh chè, gân tứ đầu đùi, gân Achilles,...của bệnh nhân. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp điều trị này là khiến vị trí cho gân yếu đi đồng thời khớp gối cũng không phục hồi hoàn toàn khả năng vận động. Sử dụng dây chằng nhân tạo sẽ giúp cơ thể không phải chịu thêm tổn thương lần hai và khắc phục được những nhược điểm ở trên.
Thay thế dây chằng nhân tạo có thể áp dụng cho phần lớn bệnh nhân bị đứt dây chằng. Hiện nay, thay dây chằng nhân tạo được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu (All Inside). Theo đó, bác sĩ rạch 2 lỗ nhỏ ở đầu gối và tiến hành khoan tạo đường hầm xương chày - đùi từ bên trong. Dây chằng nhân tạo được luồn đưa vào khớp gối cố định bằng chốt hoặc ốc vít.
Thời gian phẫu thuật thay dây chằng nhân tạo thường kéo dài từ 30 phút đến 60 phút. Đáng chú ý, sau phẫu thuật từ 1- 2 ngày, bệnh nhân đã có thể đứng và đi lại được. Sau tập vật lý trị liệu khoảng 2 tháng, người bệnh có thể chạy nhảy và sau khoảng 5-6 tháng khi các cơ vững hơn, người bệnh có thể chơi lại thể thao và khả năng phục hồi từ hoàn toàn sau 1 năm sau mổ. Đây thực sự là bước tiến mang tính đột phá trong điều trị đứt dây chằng.
Điểm đặc biệt nhất là do dây chằng nhân tạo vững chắc hơn nên bệnh nhân có thể tập các động tác gấp gối mạnh ngay sau mổ mà không cần chờ thời gian để xương lành giống như dây chằng tự thân thông thường.
Thay dây chằng nhân tạo giúp bệnh nhân phục hồi nhanh. |
Chi phí thay dây chằng nhân tạo là bao nhiêu?
So với các phương pháp khác, thay dây chằng nhân tạo có ưu điểm phục hồi nhanh và giúp khớp gối vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên chi phí thay dây chằng nhân tạo là nhược điểm lớn nhất.
Là bác sĩ chấn thương chỉnh hình có 8 năm kinh nghiệm phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo đầu gối, BSCKI. Lê Văn Quỳnh chia sẻ, chi phí thay dây chằng nhân tạo bao gồm nhiều khoản như: chi phí khám, xét nghiệm, chụp X-quang; chi phí vật tư, dụng cụ y tế, chi phí mua dây chằng nhân tạo, chi phí gây tê, tiền công phẫu thuật, phí vật lý trị liệu, tiền mua thuốc,...
Hiện tại mổ dây chằng được thanh toán bảo hiểm Y tế. Tổng hết chi phí thay dây chằng nhân tạo là 80 triệu nếu có BHYT. So sánh với chi phí mổ dây chằng tự thân có bảo hiểm Y tế thì thay dây chằng nhân tạo có mức giá cao hơn nhiều. Tuy nhiên ưu điểm vững chắc vượt trội của loại gân này bệnh nhân nên cân nhắc nếu đủ điều kiện kinh tế.
Đứt dây chằng khớp gối nếu không được can thiệp phẫu thuật, người bệnh có thể gặp các biến chứng như lỏng khớp gối, thoái hóa khớp gối, teo chân, teo cơ đùi, đi lại khó khăn và không thể chơi các môn thể thao. Tuy nhiên để thay dây chằng nhân tạo đảm bảo an toàn, hiệu quả, người bệnh cần đến các trung tâm y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
Hiện nay, BSCKI Lê Văn Quỳnh là một trong năm bác sĩ phẫu thuật dây chằng giỏi tại TPHCM. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Vạn Phúc City Thủ Đức, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Hồng Đức, Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn, bác sĩ Quỳnh đã phẫu thuật tái tạo dây chằng thành công cho nhiều bệnh nhân.
BSCKI Lê Văn Quỳnh. |
Đặc biệt, phẫu thuật thay dây chằng nhân tạo với bác sĩ Quỳnh, bệnh nhân được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định mà không cần làm giấy tờ chuyển tuyến tốn kém thời gian và công sức. Bên cạnh làm công việc chuyên môn, BS Lê Văn Quỳnh cũng luôn sẵn sàng giải đáp và tư vấn miễn phí cho người bệnh các vấn đề có liên quan bệnh về cơ xương khớp. Điều này giúp bệnh nhân vững tâm hơn khi thăm khám, điều trị.
Bệnh nhân có mong muốn được tư vấn, thăm khám, phẫu thuật khớp gối có thể liên hệ với BS CKI Lê Văn Quỳnh theo thông tin sau:
- SĐT: 0936231699 BS CKI Lê Văn Quỳnh
- Website: bslevanquynh.vn
- Quận 7 - TPHCM: Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn. 88 đường số 8, khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Bình Chánh.
- Thủ Đức TPHCM: Bệnh Viện Vạn Phúc City. Số 1 đường số 10, Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TPHCM.
- Phòng khám tại Biên Hòa: tổ 27, khu phố 6, Phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai
- Gọi điện cho BS CKI Lê Văn Quỳnh qua số điện thoại trên hoặc nhắn tin, gọi qua Zalo cho BS mà không cần kết bạn trước.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin