Báo Đồng Nai điện tử
En

Khi người lao động có tay nghề

10:06, 22/06/2020

Các sàn giao dịch việc làm được tổ chức sau dịch bệnh Covid-19 đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) ở một số lĩnh vực tham gia tuyển dụng lao động nhằm ổn định và phát triển sản xuất. Điểm chung của các sàn giao dịch việc làm thời điểm này là nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên chiếm phần lớn.

Các sàn giao dịch việc làm được tổ chức sau dịch bệnh Covid-19 đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) ở một số lĩnh vực tham gia tuyển dụng lao động nhằm ổn định và phát triển sản xuất. Điểm chung của các sàn giao dịch việc làm thời điểm này là nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên chiếm phần lớn.

Người lao động đến tìm hiểu thông tin và tìm kiếm việc làm tại một sàn giao dịch việc làm diễn ra sau dịch bệnh Covid-19. Ảnh: T.Lâm
Người lao động đến tìm hiểu thông tin và tìm kiếm việc làm tại một sàn giao dịch việc làm diễn ra sau dịch bệnh Covid-19. Ảnh: T.Lâm

Dù vậy, ghi nhận thực tế cho thấy, việc tuyển dụng lao động có trình độ tay nghề ít nhiều có khó khăn. Nguyên nhân chính được cho là do người đến tìm việc chủ yếu là những người bị mất việc vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng hầu hết không có tay nghề ở những lĩnh vực mà DN cần; số còn lại dù đã qua đào tạo nhưng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của DN.

* Chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết, tại sàn giao dịch việc làm đầu tiên sau dịch Covid-19 vào cuối tháng 5 vừa qua, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ sơ cấp nghề trở lên chiếm gần 60% (trong đó, nhu cầu có trình độ sơ cấp nghề chiếm đến 54%). Trong khi đó, số hồ sơ sơ cấp nghề mà các DN nhận được chỉ đạt 3,94% so với nhu cầu tuyển dụng.

Tương tự, tại sàn giao dịch việc làm thứ 2 sau dịch diễn ra trong tháng 6, nhu cầu tuyển dụng lao động sơ cấp nghề trở lên vẫn chiếm phần lớn với tỷ lệ 67,37% (trong đó, nhu cầu lao động sơ cấp nghề chiếm tới 64,24% và chủ yếu tập trung vào các DN ngành may). Tuy nhiên, nguồn ứng viên tham gia sàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ, tay nghề của các DN đề ra, chỉ đáp ứng được 6,92% trên tổng nhu cầu tuyển dụng của DN.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy, Giám đốc Xưởng may Công ty CP Tổng công ty may Đồng Nai (Khu công nghiệp Biên Hòa 1) cho biết, hiện công ty đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng 200 lao động. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu quan trọng đưa ra là người lao động (NLĐ) phải có trình độ ít nhất là sơ cấp nghề may. Yêu cầu này được đưa ra là do thời điểm này, công ty đang cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhằm đáp ứng đơn hàng về các sản phẩm phòng chống dịch như khẩu trang, đồ bảo hộ. Việc NLĐ có hiểu biết và tay nghề may ngay từ đầu sẽ giúp DN tiết kiệm được thời gian, nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động. Trong khi đó, nếu tuyển lao động chưa có hiểu biết và tay nghề, DN sẽ phải mất thời gian đào tạo và năng suất không đảm bảo theo tiến độ yêu cầu.

Tiêu chí là như vậy nhưng việc tuyển dụng của DN gặp khó khăn. Chị Thủy cho biết thêm, lao động đến tham gia ứng tuyển hầu như chưa đạt yêu cầu, chủ yếu là lao động phổ thông, mới bị mất việc do tác động của dịch Covid-19 và chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào trong nghề. Trước thực tế này, để tuyển đủ được số lượng lao động, nhiều trường hợp chưa có tay nghề, công ty vẫn đành phải nhận vào để vừa làm vừa dạy nghề.

* Có trình độ tay nghề là ưu thế lớn

Theo đại diện nhiều công ty, lao động có trình độ tay nghề là một ưu thế lớn và luôn được DN coi trọng. Thực tế, thời gian qua, khi nhiều DN gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, buộc phải dùng đến biện pháp cắt giảm lao động thì đối tượng đầu tiên nhắm tới thường là lao động phổ thông, không có tay nghề, năng suất lao động thấp. Ngược lại, những lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, sẽ được DN tìm cách “giữ chân”.

Anh Lê Hiếu Trung, phụ trách nhân sự Công ty TNHH Sơn Hà (TP.Biên Hòa) cho biết, hiện tại, ngoài nhu cầu tuyển dụng một số lượng lao động phổ thông,  công ty đang rất cần tuyển thêm nhiều lao động có tay nghề, kỹ thuật ở các vị trí như: nhân viên cơ điện, nhân viên bảo trì máy may...Tuy nhiên, dù số lượng cần tuyển không nhiều nhưng việc tuyển dụng khá khó khăn.

Theo ông Nguyễn Tấn Nhựt, Phó tổng giám đốc Công ty CP Hanaka A.B.M (Khu công nghiệp Tam Phước), hiện nay, có nhiều lao động dù đã qua đào tạo nhưng khi làm việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của DN và DN phải mất thời gian đào tạo lại. Trong bối cảnh các DN đổi mới công nghệ thường xuyên để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, bản thân NLĐ phải có ý thức thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Đó cũng chính là cách đảm bảo việc làm và thu nhập bền vững.

 

Từ thực tế tuyển dụng tại công ty thời gian qua, anh Trung cho hay, một trong những nguyên nhân là do số lao động có tay nghề đến tìm việc rất ít. Điều này chủ yếu là do những lao động có trình độ tay nghề, kỹ thuật sẽ luôn được DN ưu tiên tạo điều kiện làm việc ổn định nên sẽ ít có nhu cầu “nhảy” việc và ít khi bị mất việc. Ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 tác động khiến DN phải tạm ngừng sản xuất dẫn tới nhiều lao động phổ thông không có tay nghề trình độ phải tạm thời ngừng việc thì những lao động có trình độ tay nghề, đơn cử như: thợ bảo trì, nhân viên cơ điện... vẫn có việc làm ổn định.

Tham gia các sàn giao dịch việc làm gần đây nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm, chị Mai Thị Dương (ngụ P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) thừa nhận: “Hiện tại có nhiều DN đang tuyển dụng, tuy nhiên lại đòi hỏi phải có tay nghề. Trong khi đó, bản thân chỉ là lao động phổ thông bình thường, thiếu trình độ, kỹ năng nên thời gian qua, dù tôi cố gắng tìm hiểu nhiều nơi nhưng vẫn chưa có cơ hội việc làm phù hợp. Dịch bệnh khó khăn nhưng nếu NLĐ có trình độ tay nghề thì cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định vẫn rất cao”.

Trực tiếp đi tuyển dụng lao động có chuyên môn, trình độ cho DN nhằm ổn định nhân lực để vận hành sản xuất sau dịch bệnh, ông Nguyễn Tấn Nhựt, Phó tổng giám đốc Công ty CP Hanaka A.B.M (Khu công nghiệp Tam Phước) nhận định, các lao động đến tìm việc hầu hết là những người chưa qua đào tạo, ít lao động có trình độ chuyên môn cao. Một số hồ sơ ứng tuyển chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu mà công ty đề ra. Ông cũng cho rằng, lao động có chuyên môn, trình độ cao thường sẽ có vị trí việc làm ổn định, thu nhập khá, được DN quan tâm tạo điều kiện để an tâm gắn bó cống hiến nên ít có nhu cầu thay đổi công việc. Ngược lại, những người không có trình độ tay nghề, có năng suất lao động thấp, ý thức tác phong làm việc không cao, sẽ không được DN ưu tiên lựa chọn.

Thảo Lâm

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích
Phương pháp chạy deadline hiệu quả