Rất nhiều bác sĩ, nhân viên y tế xung phong vào vùng tâm dịch; cũng như đa phần lực lượng tuyến đầu chống dịch (công an, quân đội, cán bộ phường, xã, ấp, khu phố) là những đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Họ đã không ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí nguy hiểm khi đối diện trực tiếp với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để tham gia cấp cứu, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19; sàng lọc, truy vết các trường hợp liên quan đến dịch bệnh; bảo vệ an ninh trật tự tại các khu cách ly y tế tập trung...
Rất nhiều bác sĩ, nhân viên y tế xung phong vào vùng tâm dịch; cũng như đa phần lực lượng tuyến đầu chống dịch (công an, quân đội, cán bộ phường, xã, ấp, khu phố) là những đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Họ đã không ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí nguy hiểm khi đối diện trực tiếp với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để tham gia cấp cứu, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19; sàng lọc, truy vết các trường hợp liên quan đến dịch bệnh; bảo vệ an ninh trật tự tại các khu cách ly y tế tập trung...
Không những thế, ĐVTN của nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai cũng đã chủ động triển khai nhiều mô hình tốt, cách làm hay, thiết thực để huy động sức người, sức của cùng chung sức phòng, chống đại dịch Covid-19. Ngoài tự nguyện đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19, các ĐVTN còn triển khai nhiều hoạt động để gây quỹ khác như: rửa xe, bán nước giải khát, bán khẩu trang, bán vải thiều… Hơn lúc nào hết, các ĐVTN từ đô thị đến nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đều hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.
Thông qua các hoạt động này đã khẳng định vai trò xung kích, tình nguyện của ĐVTN trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đúng với tinh thần “Đâu cần thanh niên có”, “Đâu khó có thanh niên”. Chính tinh thần đó đã tạo ra “sợi dây” kết nối những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay ủng hộ, góp sức cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng. Qua đó, cho thấy vai trò kết nối của MTTQ các cấp, các hội, đoàn thể trong thời điểm này vô cùng quan trọng. Để tạo được sự kết nối này cần phải tạo được niềm tin cho người dân từ những hoạt động quyên góp phòng, chống dịch thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả; tránh những hoạt động qua loa, hình thức, không thực chất. Đồng thời, chính cán bộ, đoàn viên, hội viên phải là những người tiên phong, gương mẫu, tích cực trong triển khai thực hiện.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, vì vậy nguồn lực để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh là rất lớn. Do đó, toàn hệ thống chính trị cần phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần toàn dân đoàn kết chống đại dịch. Không chỉ đoàn kết “chống dịch như chống giặc” mà còn đoàn kết để hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.
Cần lắm những “sợi dây” kết nối tinh thần cộng đồng để ngày càng có thêm nhiều cá nhân, doanh nghiệp cùng chung tay đóng góp cũng như duy trì các hoạt động từ thiện xã hội trong thời điểm dịch bệnh bùng phát để có nhiều hơn nữa những: Siêu thị 0 đồng, Gian hàng 0 đồng, ATM gạo miễn phí, suất cơm nghĩa tình… giúp người nghèo, người già neo đơn, những lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh có thể vượt qua những khó khăn trước mắt. Qua đó, góp phần động viên, chia sẻ, thể hiện tinh thần tương thân tương ái để cùng thực hiện hiệu quả mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
N.T