Báo Đồng Nai điện tử
En

Bao giờ nông sản hết xuất thô?

10:01, 14/01/2019

Như nhiều quốc gia có nền kinh tế non trẻ khác, nhiều năm qua Việt Nam cũng "vướng" phải "lời nguyền" xuất khẩu thô tài nguyên, nông sản. Do trình độ và sức đầu tư cho chế biến chưa cao, từ dầu thô, khoáng sản đến các loại nông sản chủ lực, hàng chục năm qua Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, do đó mặc dù luôn nằm trong nhóm đứng đầu về sản lượng, nhưng đồng lãi thu về không nhiều.

Như nhiều quốc gia có nền kinh tế non trẻ khác, nhiều năm qua Việt Nam cũng “vướng” phải “lời nguyền” xuất khẩu thô tài nguyên, nông sản. Do trình độ và sức đầu tư cho chế biến chưa cao, từ dầu thô, khoáng sản đến các loại nông sản chủ lực, hàng chục năm qua Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, do đó mặc dù luôn nằm trong nhóm đứng đầu về sản lượng, nhưng đồng lãi thu về không nhiều.

Câu chuyện phát triển chế biến sâu và câu chuyện xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu nói chung và nông sản nói riêng là cả một câu chuyện dài, đòi hỏi sự đầu tư chính sách dài hơi và nỗ lực tự thân rất lớn của doanh nghiệp. Giá bán giữa một loại nông sản có và không có thương hiệu chênh lệch có khi lên đến vài ba lần - một khoảng cách rất lớn phải được xử lý bằng hàng chục năm đầu tư bài bản vào chế biến sâu và xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, cũng đã đến lúc Việt Nam nói chung, Đồng Nai và các địa phương khác nói riêng cần quan tâm thực sự đến 2 khâu này, nhằm từng bước hóa giải “lời nguyền” xuất thô nhiều hệ lụy, bắt đầu với những loại nông sản chủ lực có sản lượng lớn nhất trong hàng chục năm qua.  TS.Lê Văn Bảy, chuyên ngành kinh doanh quốc tế Trường đại học kinh tế Berlin (Đức) nhận định, Việt Nam có gạo, điều, cà phê, tiêu... xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu là xuất thô phải qua nước trung gian không có thương hiệu nên giá rẻ, lợi nhuận và giá trị gia tăng rất thấp. Muốn tăng giá trị cho ngành này phải có chính sách ưu đãi để phát triển công nghiệp chế biến. Bởi nông sản chế biến sâu và có thương hiệu thì giá trị có thể tăng gấp 4-6 lần so với xuất thô.

Để phát triển chế biến bài bản, xây dựng thương hiệu bền vững cần rất nhiều sự đầu tư chung tay từ Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng và một khoảng thời gian không phải ngày một, ngày hai. Mọi việc phải bắt đầu ngay từ bây giờ, từ lúc này với tất cả nội lực đang có và những cơ hội đang mở ra từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký.

Vi Lâm

Tin xem nhiều