Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng ViệtNam" được Bộ Chính trị khởi xướng từ năm 2009 với nhiều tácđộng rõ rệt lên thị trường hàng hóa, tạo hiệu ứng không nhỏtrong nhận thức về hàng Việt Nam trong mắt người tiêu dùng.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng ViệtNam” được Bộ Chính trị khởi xướng từ năm 2009 với nhiều tácđộng rõ rệt lên thị trường hàng hóa, tạo hiệu ứng không nhỏtrong nhận thức về hàng Việt Nam trong mắt người tiêu dùng.
Mục đích sâu xa của cuộc vận động có lẽ không phải là để “tận thu” tính dân tộc trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, mà là tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước đổi thay và tiến bộ, tự nâng cao nội lực của mình.
Thực tế thì khá nhiều doanh nghiệp đã làm tốt. Việt Nam đã có nhiều thương hiệu tầm quốc tế, như: Vinamilk, Biti’s, Viettel, Trung Nguyên… và nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng biết đến ở thị trường trong nước.
Mặc dù vậy, hàng Việt có lẽ chưa bao giờ đứng trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, khi “đối thủ” không còn là hàng Trung Quốc giá rẻ, mà là hàng hóa từ những quốc gia đáng gờm trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, như: Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan… thông qua những hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương mà Việt Nam đã ký. Hàng hóa từ các quốc gia đang “đổ” vào Việt Nam với giá bán rất cạnh tranh nhờ các nội dung giảm thuế mà các hiệp định quy định, thậm chí có nhiều mặt hàng thuế nhập khẩu đã về 0%. Các công ty lớn được mở ra chỉ để chuyên nhập khẩu hàng tiêu dùng về bán trong nước, và rất đắt khách. Người tiêu dùng có thể mua một tuýp sữa rửa mặt với thương hiệu nội địa từ Nhật Bản với giá chưa đầy 200 ngàn đồng, hoặc mua bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, quần áo, giày dép, trái cây… từ Thái Lan, Malaysia với giá có khi còn thấp hơn so với hàng cùng loại trong nước. Xu hướng tiêu dùng là điều khá dễ nhận diện thông qua một số quan sát về hàng hóa của người dân, đặc biệt là người dân thành thị. Ví dụ, ở TP.Biên Hòa, các tuyến đường trung tâm như Nguyễn Ái Quốc, 30-4, Hưng Đạo Vương, Phạm Văn Thuận, Võ Thị Sáu… trong vòng 1 năm nay mọc lên rất nhiều cửa hàng bán hàng hóa nhập khẩu, từ những món đồ vài trăm ngàn đồng đến những món hàng tiền triệu. Điều này cách đây vài năm khá hiếm hoi vì giá hàng nhập khẩu cao hơn hẳn so với mặt bằng chung nên chỉ một bộ phận người dân có thu nhập cao mới dùng. Nay thì khác, xu hướng “sính hàng ngoại” có vẻ như đang trở lại mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng của người dân đô thị.
Những lợi ích và thách thức mà các hiệp định thương mại đặt ra, Chính phủ đã nhận biết được từ lâu và đã có những khuyến cáo, thông tin đầy đủ tới cộng đồng doanh nghiệp. Mặc dù vậy, sự thay đổi của doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn chưa đủ nhanh, đủ mạnh để tận dụng hết lợi thế của các hiệp định. Do đó, rất ít thương hiệu Việt vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, trái lại còn để mất dần lợi thế cạnh tranh ở thị trường trong nước. Áp lực này đang đè lên những nhà sản xuất trong nước và mỗi lúc sẽ nặng hơn, bởi lần lượtcác hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký với các vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau sẽ có hiệu lực, hàng ngoại lại lấn sân.
Kim Ngân