Nông nghiệp công nghệ cao không còn là một khái niệm mới mẻ trong vài năm gần đây, thậm chí đầu tư vào lĩnh vực này "nóng" không kém các lĩnh vực khác như tài chính hay bất động sản. Nhiều tập đoàn lớn như Vincom, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát... cũng đổ hàng ngàn tỷ đồng vào nông nghiệp với mục đích sản sinh lợi nhuận.
Nông nghiệp công nghệ cao không còn là một khái niệm mới mẻ trong vài năm gần đây, thậm chí đầu tư vào lĩnh vực này “nóng” không kém các lĩnh vực khác như tài chính hay bất động sản. Nhiều tập đoàn lớn như Vincom, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát... cũng đổ hàng ngàn tỷ đồng vào nông nghiệp với mục đích sản sinh lợi nhuận.
Nông nghiệp công nghệ cao không còn là một khái niệm mới mẻ trong vài năm gần đây, thậm chí đầu tư vào lĩnh vực này “nóng” không kém các lĩnh vực khác như tài chính hay bất động sản. Nhiều tập đoàn lớn như Vincom, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát… cũng đổ hàng ngàn tỷ đồng vào nông nghiệp với mục đích sản sinh lợi nhuận. Còn sớm để bàn đến kết quả, nhưng rõ ràng đây là một lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng khi đòi hỏi của người tiêu dùng với sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, thậm chí còn mong muốn từng cây rau, con cá, miếng thịt heo… ăn hàng ngày cũng phải có “hồ sơ” - điều mà nông nghiệp truyền thống không thể đáp ứng được.
Hàng loạt chương trình chuyển giao kỹ thuật và công nghệ từ các quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp cao, như: Nhật Bản, Israel, New Zealand, Hà Lan… cũng diễn ra liên tục mấy năm qua thông qua các chương trình của Chính phủ, chính quyền các địa phương hoặc ngành nông nghiệp. Những chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực này cũng manh nha hình thành, từ cấp vốn đến hỗ trợ thông tin, công nghệ. Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn cũng đặt mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, mỗi tỉnh có ít nhất 10 doanh nghiệp, 10 vùng sản xuất nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có 1-2 khu nông nghiệp công nghệ cao, góp phần đưa tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm ít nhất 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước
Tuy nhiên, trong thực tế không dễ “phổ cập” nông nghiệp công nghệ cao, bởi để làm được đòi hỏi nhiều điều kiện. Trong đó, đầu tiên là “tiền đâu”. Mỗi một dự án nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao hơn bình thường đều đòi hỏi một lượng vốn lớn, có khi lên đến nhiều tỷ đồng nên nông dân khó đáp ứng. Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân nuôi tôm tại xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) là một trong những nông dân tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm, như: cho lót bạt dưới đáy ao, phủ lưới lan trên mặt ao nuôi…, cho biết ông vẫn dè dặt trong đầu tư công nghệ dù biết hiệu quả cao hơn cách truyền thống. Đơn cử, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính cần vốn đầu tư đến hơn 7 tỷ đồng/hécta, vượt quá sức hầu hết nông dân.
Chưa kể, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao thực tế không phải để “trình diễn” công nghệ, mà cốt lõi nhất là phải bán được sản phẩm, phải có thị trường. Vậy nên ngoài việc phát triển công nghệ, rất cần đến sự liên kết hỗ trợ trong tiêu thụ sản phẩm để nông dân và cả doanh nghiệp có động lực đầu tư.
VI LÂM