Nếu chú ý, người ta sẽ thấy rằng, một cuộc "đổ bộ" của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài có thể sẽ diễn ra kể từ năm 2015 - thời điểm Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ bằng cách để các doanh nghiệp nước ngoài có quyền đầu tư 100% vốn tại Việt Nam (trước đây là 50%) theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nếu chú ý, người ta sẽ thấy rằng, một cuộc “đổ bộ” của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài có thể sẽ diễn ra kể từ năm 2015 - thời điểm Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ bằng cách để các doanh nghiệp nước ngoài có quyền đầu tư 100% vốn tại Việt Nam (trước đây là 50%) theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). TP.Hồ Chí Minh đương nhiên là điểm nóng trong thu hút doanh nghiệp ngành bán lẻ với thị trường 10 triệu dân, nhưng Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… cùng một số tỉnh có kinh tế phát triển cũng không nằm ngoài đích ngắm của các “đại gia” phân phối. Đầu tiên là Metro, BigC, Lotte, Aeon, Parkson… và sắp tới có thể là Walmart (Mỹ), Central (Thái Lan), Auchan (Pháp)… và nhiều tập đoàn lớn khác, các chuỗi bán lẻ của doanh nghiệp trong nước đang đối diện với nhiều thách thức trong cạnh tranh về vốn, marketing, kinh nghiệm, nguồn hàng… Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… cùng một số tỉnh có kinh tế phát triển cũng không nằm ngoài đích ngắm của các “đại gia” phân phối. Đầu tiên là Metro, BigC, Lotte, Aeon, Parkson… sắp tới có thể là Walmart (Mỹ), Central (Thái Lan), Auchan (Pháp)… và nhiều tập đoàn lớn khác. Các chuỗi bán lẻ của doanh nghiệp trong nước đang đối diện với nhiều thách thức trong cạnh tranh về vốn, marketing, kinh nghiệm, nguồn hàng…
Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, ngành bán lẻ hiện đại của Việt Nam chiếm khoảng 20-25% tiêu dùng của người Việt, trong khi Thái Lan là 46%, Malaysia 53% và Trung Quốc 64%. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang ở mức nhanh nhất thế giới, và dĩ nhiên, bán lẻ hiện đại cũng sẽ phát triển tương đương, tạo thành một thị trường đầy tiềm năng trong con mắt của các ông lớn ngành bán lẻ trên thế giới.
Không chỉ thế, cùng với các hệ thống siêu thị lớn là hệ thống các chuỗi cửa hàng tiện lợi, len lỏi vào từng khu phố, cạnh tranh ngay với các tiệm tạp hóa truyền thống, với nguồn hàng, giá cả ổn định và thương hiệu lớn, như: Seven - Eleven, Family Mart, Circle - K... Thái Lan có dân số ít hơn Việt Nam, nhưng theo thông tin từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, số lượng cửa hàng tiện lợi gấp đôi, gấp 3 lần Việt Nam, điều này chứng tỏ, cả trên 2 khía cạnh: trung tâm mua sắm lớn và hệ thống các cửa hàng bán lẻ tiện lợi, nhanh gọn.
Vậy, các nhà bán lẻ trong nước đang và sẽ đứng ở đâu trong cơn sóng cạnh tranh của ngành bán lẻ những năm sắp tới? Họ có gì và thiếu những gì trong cuộc đua giành thị trường đầy khắc nghiệt đó? Điều này đã được thấy từ trước, được bàn bạc nhiều, nhưng có vẻ những khó khăn căn bản của các nhà bán lẻ trong nước, như: vốn liếng, kinh nghiệm, nguồn hàng, trình độ marketing… vẫn chưa có nhiều cải thiện. Sáng giá nhất hiện tại trong ngành bán lẻ tổng hợp, ngoài Co.op Mart, thì chỉ còn lại một vài tên tuổi như Citimart, Maximart… nhưng khả năng “nhân rộng” không cao, thậm chí Vinatex Mart còn phải bán cổ phần chi phối cho một tập đoàn khác sau nhiều năm kinh doanh thiếu hiệu quả.
Sâu xa hơn việc các nhà bán lẻ trong nước sẽ cạnh tranh thế nào trong cơn sóng lớn, là chuyện hàng Việt Nam sẽ khó chen chân hơn nhiều trong những năm tới. Ai cũng hiểu, đi kèm với các tập đoàn bán lẻ và chuỗi hệ thống của họ là hàng hóa nhập khẩu. Aeon bán hàng Nhật, Lotte bán hàng Hàn Quốc, Central sẽ bán hàng Thái Lan… và hàng Việt chỉ chiếm một lượng khiêm tốn trong các đại siêu thị của họ, đó là điều hiển nhiên, đặc biệt khi thuế nhập khẩu hàng hóa từ nhiều nước sẽ về 0 sau khi Việt Nam ký kết các hiệp định kinh tế song phương - đa phương sắp tới.
VI LÂM