Một trong những điều khoản đang gây tranh luận là nên nay không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng nước ngọt có đường từ năm 2019, sau khi Bộ Tài chính trình dự thảo lần cuối của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt - một trong 5 dự thảo luật sẽ được sửa đổi trong thời gian tới.
Một trong những điều khoản đang gây tranh luận là nên nay không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng nước ngọt có đường từ năm 2019, sau khi Bộ Tài chính trình dự thảo lần cuối của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt - một trong 5 dự thảo luật sẽ được sửa đổi trong thời gian tới.
Cụ thể, trong nội dung dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính sửa đổi: “Bổ sung thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế trừ các sản phẩm sữa”. Theo tính toán, việc áp dụng mức thuế suất 10% từ năm 2019 với mặt hàng nước ngọt có đường trừ sữa sẽ tăng thu cho ngân sách Nhà nước khoảng 5.005 tỷ đồng. Hiện tại, khoảng 40 nước trên thế giới, trong đó có nhiều nước ASEAN cũng đã áp dụng. Mức thuế này Bộ Tài chính đã đề nghị bổ sung nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm: nước trà, cà phê uống liền được đóng chai, hộp theo dây chuyền công nghiệp. Đối với mặt hàng trà, cà phê uống liền “không có đường” hoặc “chất tạo ngọt” thì không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. (nguồn: Báo điện tử Vietnamnet).
Góp ý vào đề xuất này, các Bộ: Công thương, Kế hoạch - đầu tư, Y tế, Nông nghiệp - phát triển nông thôn đều đề xuất nhiều ý kiến hợp lý. Theo đó, nếu dựa trên nguyên nhân là đồ uống có đường gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và đánh thuế để hạn chế/nhắc nhở người tiêu dùng khi tiêu thụ các mặt hàng này, thì Bộ Tài chính cần phải có các căn cứ khoa học và xác thực về đánh giá các tác động xấu mà những mặt hàng này mang lại, tiêu thụ như thế nào, tiêu thụ bao nhiêu và cần dựa trên các thông số về sản lượng, mức tiêu thụ đồ uống có đường bình quân đầu người của Việt Nam. Đồng thời, cần làm rõ danh mục đồ uống có đường là những loại nào: trà, cà phê, các loại sữa… hay chỉ thuần túy là các loại nước giải khát đóng chai có tỷ lệ đường cao. Chưa kể, cũng phải tính đến các tác động của luật đối với sản xuất, kinh doanh lĩnh vực này, công ăn việc làm người lao động (nếu có tác động)…
Một số các hiệp hội như Hiệp hội Bia- rượu - nước giải khát Việt Nam cũng đã có các phản hồi về nội dung này của dự thảo. Các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng bày tỏ một số ý kiến, dù khá e dè, rằng dùng một chính sách thuế để bảo vệ sức khỏe người dân liệu có hiệu quả không, và cần thêm số liệu để chứng minh điều này. Nếu không, tăng thu từ nguồn này song lại giảm thu từ nguồn khác thì cũng không hay. Hiện tại dự thảo luật vẫn chưa được thông qua, song rõ ràng cần lấy thêm ý kiến rộng rãi trước khi áp dụng để có hiệu quả cao nhất.
Vi Lâm