Báo Đồng Nai điện tử
En

Cần quan tâm phúc lợi động vật

11:08, 01/08/2016

Đầu tháng 6-2016, nhiều báo trong nước đưa tin Úc đang mở cuộc điều tra về quy trình và cách giết mổ bò Úc tại Việt Nam và có khả năng Chính phủ Úc sẽ ra lệnh cấm xuất khẩu bò sang Việt Nam nếu các lò mổ trong nước không đáp ứng được các tiêu chuẩn về giết mổ nhân đạo, làm cho con bò đau đớn trước khi bị giết thịt.

Đầu tháng 6-2016, nhiều báo trong nước đưa tin Úc đang mở cuộc điều tra về quy trình và cách giết mổ bò Úc tại Việt Nam và có khả năng Chính phủ Úc sẽ ra lệnh cấm xuất khẩu bò sang Việt Nam nếu các lò mổ trong nước không đáp ứng được các tiêu chuẩn về giết mổ nhân đạo, làm cho con bò đau đớn trước khi bị giết thịt. Cuộc điều tra xuất phát từ việc phía Úc có được thông tin, hình ảnh về giết mổ bò tại vài trang trại ở phía Bắc của Việt Nam và cho rằng quy trình giết mổ là vô nhân đạo. Mặc dù Úc chỉ mới ngưng làm việc với các lò mổ nói trên, song nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh bò Úc trong nước cũng lo lắng khá nhiều.

Hiện tại, Úc xuất khẩu nhiều gia súc sống sang các nước kèm theo giấy phép xuất khẩu từ Chính phủ Úc. Lò giết mổ ở các nước phải đảm bảo tiêu chuẩn gọi là “phúc lợi của động vật” hay gọi là tiêu chuẩn ESCAS từ năm 2011. ESCAS yêu cầu các lò mổ phải đối xử “nhân đạo” đối với gia súc trước khi làm thịt và gia súc giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng. Không chỉ Úc mà Nhật Bản và nhiều nước phát triển khác cũng có những quy định rõ ràng và tiêu chuẩn khắt khe về phúc lợi động vật đối với các sản phẩm mà họ nhập khẩu. Chẳng hạn, Nhật yêu cầu cá xuất khẩu từ Việt Nam không được lớn hoặc nhỏ hơn 700gr, và phải được làm lạnh ngay khi vừa giết mổ để con cá không phải chịu đau đớn sau khi chết. Năm 2015, Liên minh Bảo vệ chó châu Á (ACPA) gửi thư lên Chính phủ kêu gọi ban hành quy định về phúc lợi động vật nhằm chấm dứt nạn trộm cắp, buôn lậu và đối xử tàn nhẫn với động vật, đặc biệt là loài chó tại Việt Nam.

Phúc lợi động vật hay quyền lợi động vật (Animal welfare) theo nghĩa chung nhất là một thuật ngữ đảm bảo trạng thái tốt (well-being) về thể chất và tinh thần của con vật, đó còn là việc đối xử tốt với động vật để con vật có trạng thái tốt, tránh những đau đớn không đáng có cho dù con vật đó là vật nuôi làm thực phẩm, công cụ sản xuất, thú cưng, hay động vật hoang dã bị nuôi nhốt và kể cả việc giết mổ. Thuật ngữ phúc lợi động vật cũng có nghĩa là mối quan tâm của con người đối với quyền động vật hoặc về đạo đức đối xử với động vật và các quyền động vật. Chúng được đo bằng thái độ đối với việc sử dụng động vật, dù cho con vật có được nuôi chỉ để giết thịt và phục vụ cho bữa ăn con người (theo Wikipedia tiếng Việt).

Về lâu dài, trong xuất khẩu thịt động vật, gia súc, gia cầm hay thủy sản, Việt Nam buộc sẽ phải quan tâm đến phúc lợi động vật, cụ thể nhất là trong quá trình giết mổ cần đảm bảo tính nhân đạo. Việt Nam luôn muốn xuất khẩu sản phẩm đi các thị trường phát triển, như: Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ, Úc… vốn là những nơi có yêu cầu khá cao về phúc lợi động vật. Do đó, mặc dù xét về văn hóa lâu đời hay thói quen giết mổ với quan niệm “vật dưỡng nhân”, thì những thói quen giết mổ này cũng cần được xem xét lại dựa trên yêu cầu của đối tác. Và thực sự, quan tâm đến phúc lợi động vật cũng là hành vi văn minh nên theo đuổi chứ không hẳn chỉ vì lý do kinh tế.

Vi Lâm

 

Tin xem nhiều