Báo Đồng Nai điện tử
En

Thách thức đã rất gần

09:11, 24/11/2015

Tiếp sau việc Hiệp định đối tác kinh tế Thái Bình Dương (TPP) đạt thỏa thuận tại Atlanta (Hoa Kỳ) vào đầu tháng 10, ngày 22-11, Tuyên bố  Kuala Lumpur 2015 về "Thành lập Cộng đồng ASEAN" đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của 10 nước ký kết chính thức với sự tham gia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tiếp sau việc Hiệp định đối tác kinh tế Thái Bình Dương (TPP) đạt thỏa thuận tại Atlanta (Hoa Kỳ) vào đầu tháng 10, ngày 22-11, Tuyên bố  Kuala Lumpur 2015 về “Thành lập Cộng đồng ASEAN” đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của 10 nước ký kết chính thức với sự tham gia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, ngày 31-12-2015, Cộng đồng kinh tế Asean AEC sẽ chính thức được thành lập.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời của Thủ tướng Malaysia Najib Razak tại lễ ký kết với nhận định: “GDP của ASEAN dự kiến sđạt 4,7 ngàn tỷ USD vào năm 2020. Theo một dự báo, ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Do vậy, có rất nhiều lợi ích kinh tế mà chúng ta sẽ gặt hái được, qua đó mang lại cuộc sống sung túc hơn cho tất cả người dân ASEAN”.

Với kinh tế Việt Nam, AEC mang lại nhiều triển vọng phát triển, song cũng rất nhiều thử thách. Trước mắt là thử thách cho những doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước. Theo thỏa thuận, cả 10 nền kinh tế trong ASEAN phải mở cửa ở mức độ rất cao cho các nhà sản xuất, những người bán và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Lúc này, thuế doanh nghiệp sẽ rút dần từ 5-0% trong dài hạn. Và với Việt Nam, trong năm 2018 phải giảm thuế xuống mức thấp nhất để hòa hợp với AEC.

Đầu tiên, hàng Vit Nam s phi cnh tranh rt gay gt vi hàng hóa ni khi, đặc bit hàng Thái Lan và Malaysia. Khong 5 năm nay, hàng Vit gn như đã b xa hàng Trung Quc phân khúc trung bình, vì ni s cht lượng hàng Trung Quc đã và đang “ám nh” người tiêu dùng Vit. Thay vào đó, cnh tranh trc tiếp trên “mt trn” hàng tiêu dùng, t giày dép, may mc, nha, bánh ko, đường, thc phm chế biến... là hàng Thái Lan và Malaysia, đặc bit là hàng Thái vi nhng tiêu chun sn xut bng hoc cao hơn hàng Vit, mu mã phong phú hơn.

Khi AEC chính thức thành lập chỉ sau 2 năm (2016-2018), hàng Việt Nam hoàn toàn không có lợi thế về thuế ngay trên sân nhà khi thuế nhập khẩu giảm về 0%. Trong khi đó, hàng Việt vẫn chưa len lỏi được nhiều sang các quốc gia AEC, nếu không muốn nói là rất ít. Với các ngành khác như dịch vụ, Việt Nam cũng sđối diện với thách thức khi dịch vụ trong nước chưa phát triển bằng nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN. Chưa kể, sự di chuyển và cạnh tranh về lao động có tay nghề cũng là một thách thức lớn. AEC cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và lao động có tay nghề của ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan đến thương mại và đầu tư qua biên giới Việt Nam. Và do đó, hẳn nhiên Việt Nam sđối mặt với sự di chuyển lao động, việc làm. Một số ngành nghề lao động dự kiến trong AEC được tự do di chuyển qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, vận chuyển, nhân viên ngành du lịch…

Dĩ nhiên, sẽ còn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi thị trường 600 triệu dân chính thức mở cửa, xóa nhòa các khoảng cách thuế quan, chưa kể có thêm cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn - vốn là những đối tác của ASEAN (ASEAN có một số hiệp định thương mại tự do với Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác thông qua các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ).

Ngoài ra, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thuế xuất khẩu rẻ, thuế nhập khẩu linh kiện máy móc cũng sẽ rất thấp. Mặt khác, cùng với TPP, AEC mang lại cho Việt Nam động lực và thời cơ để thay đổi thể chế và hoàn thiện chính sách, cải cách môi trường kinh doanh. Đó là điều quan trọng để chuẩn bị cho những thỏa thuận hợp tác thương mại lớn hơn, ảnh hưởng sâu sắc hơn, như TPP - hiệp định đang được chđợi nhất của Việt Nam.

Vi Lâm

 

Tin xem nhiều