Báo Đồng Nai điện tử
En

Lại lo thịt nhập

11:07, 13/07/2015

Báo Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh trích thông tin từ báo cáo mới nhất của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn) cho biết, 5 tháng đầu năm 2015, cả nước đã nhập khẩu 2.032 tấn thịt heo, kim ngạch đạt gần 4 triệu USD (tăng gần 47% về lượng và 60% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014).

Báo Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh trích thông tin từ báo cáo mới nhất của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn) cho biết, 5 tháng đầu năm 2015, cả nước đã nhập khẩu 2.032 tấn thịt heo, kim ngạch đạt gần 4 triệu USD (tăng gần 47% về lượng và 60% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014). Nhập khẩu cũng tăng tương tự với với số lượng hơn 56.900 tấn, giá trđạt gần 53 triệu USD (tăng 54,5% về lượng và 31% về giá trị).

Điu ngc nhiên đáng bun là trước đây tht bò và tht gà nhp v tăng mnh hơn tht heo, nhưng hin ti tht heo nhp khu li tăng mnh do cnh tranh v giá. Theo kết qu mt cuc điu tra gn đây ca Hip hi Chăn nuôi Vit Nam, giá thành sn xut ln tht M thp hơn 25-30% so vi Vit Nam. Điu này cũng đúng vi tht gà và tht bò khi giá thành 1kg tht bò Úc (nhp bò sng v Vit Nam để giết m) sau khi đã tr các chi phí vn chuyn, thuế, kim dch, giết m, lãi vay ngân hàng... là khong 170-180 ngàn đồng/kg, trong khi đó bò tht nuôi ti Vit Nam sau khi giết m bán ti lò giá không thp hơn 200 ngàn đồng/kg, nhưng cht lượng tht li không bng tht bò Úc.

Khi ra đến siêu thị và chợ, giá thịt bò Úc bán dao động từ 150-350 ngàn đồng/kg tùy loại, thì thịt bò Việt Nam cũng tương tự trong khi chất lượng không ổn định bằng.

Cũng theo phân tích của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, thịt nhập tăng mạnh không phải vì ngon hơn thịt nội, mà phần lớn do giá cả cạnh tranh hơn. Thịt heo, gà, bò khi vđến tay người tiêu dùng trong nước giá lại thấp hơn giá thịt cùng loại của ngành chăn nuôi trong nước sản xuất ra. Nguyên nhân là do năng suất chăn nuôi thấp, đầu vào (chuồng trại, chi phí vận hành, giá thức ăn chăn nuôi) cao, hệ thống phân phối chưa chuyên nghiệp... dẫn đến giá thành sản xuất 1kg thịt của Việt Nam cao hơn Thái Lan, Mỹ, Úc... Thêm vào đó, sự kiểm soát chưa tốt của Chính phủ trong việc sử dụng các chất có hại cho sức khỏe con người trong thức ăn chăn nuôi trong nước cũng khiến nhiều người tiêu dùng đặt lòng tin nhiều hơn vào thịt nhập khẩu từ các quốc gia khác, vì nghĩ họ kiểm soát tốt hơn vấn đề này.

Nỗi lo lắng thịt ngoại nhập lấn sân thị trường trong nước không phải bây giờ mới được đặt ra. Tuy nhiên, những kế sách để giải quyết nỗi lo lắng đó: tăng năng suất, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, tìm cách xây dựng vùng nguyên liệu để giảm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, kéo giảm chi phí đầu tư chăn nuôi, xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối... tương đối chậm chạp và thiếu hiệu quả. Do đó, thịt nhập vẫn tăng theo hàng năm và dự kiến khi Việt Nam mở cửa thị trường rộng hơn bằng cách gia nhập các FTAs, thịt nhập còn về nhiều nữa, vì khi đó thuế cũng không còn là công cụ hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước nữa. Một điều khác mà người chăn nuôi Việt Nam vẫn còn “bám víu” để giành thế thắng trong câu chuyện thịt nội - thịt ngoại là khẩu vị và thói quen dùng thịt “nóng” của người tiêu dùng. Nghĩa là không thích thịt đông lạnh, thậm chí không thích thịt mới ra lò nhưng trữ lạnh trong tủ kính, mà thích ăn những loại thịt “còn nóng” trên sạp chợ, sờ tay vào vẫn còn ấm, dính. Tuy nhiên, thói quen này liệu có mãi mãi không thay đổi?

Vi Lâm

 

Tin xem nhiều