Báo Đồng Nai điện tử
En

Thức tỉnh “giấc mộng“ bất động sản!

09:08, 23/08/2012

Cách nay nhiều năm, trên chuyên mục này đã có bài viết về “phong trào thi đua” đầu tư vào kinh doanh bất động sản (BĐS), từ Trung ương xuống địa phương, từ doanh nghiệp nhà nước đến các công ty tư nhân và rất nhiều người cho dù đang sản xuất, kinh doanh ở ngành nghề khác nhưng cũng lao vào BĐS.

Cách nay nhiều năm, trên chuyên mục này đã có bài viết về “phong trào thi đua” đầu tư vào kinh doanh bất động sản (BĐS), từ Trung ương xuống địa phương, từ doanh nghiệp nhà nước đến các công ty tư nhân và rất nhiều người cho dù đang sản xuất, kinh doanh ở ngành nghề khác nhưng cũng lao vào BĐS. Thời đó, có trong tay một dự án BĐS như nắm được…vàng! Lợi tức đem đến nhờ BĐS làm cho không ít doanh nghiệp và cá nhân giàu lên nhanh chóng, đến mức không ngờ. Do vậy, sức hút của BĐS cực kỳ hấp dẫn, đến mức nhiều doanh nghiệp, cá nhân bằng mọi cách, mọi giá đổ xô vào dự án BĐS, không khác chi cái thời  cực thịnh  của thị trường chứng khoán.

Nhiều dự án khu dân cư, đô thị mới ra đời, ngay tại các khu du lịch, sân golf, khu công nghiệp, ven sông và nhiều vị thế được xem là rất đắc địa khác cũng mọc ra nhiều dự án BĐS. Chủ đầu tư của nhiều dự án còn vẽ rồng vẽ rắn về một tương lai xán lạn cho người có nhu cầu mua ở hay kinh doanh… Điều này đã đẩy giá nhà đất tăng vùn vụt đến mức chóng mặt. Ngay vào thời “hoàng kim” của BĐS cũng đã có những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế về hiện tượng “bong bóng” với giá  ảo của thị trường BĐS. 

Sự đời đã không diễn ra như tính toán, mong muốn của các chủ đầu tư BĐS. Trong những năm gần đây, cùng với sự suy thoái của kinh tế thế giới và lạm phát trong nước gia tăng, các ngân hàng thương mại buộc phải siết chặt tín dụng BĐS, lãi suất vay cũng tăng rất cao, sức mua giảm sút nên đa phần dự án BĐS trong cả nước bị chết đứng! Nhiều khu dân cư, khu đô thị mới, chung cư cao tầng xây lên không có người mua, phải bỏ hoang, thậm chí giảm giá mạnh vẫn ế. Do đó đã dẫn đến quy hoạch treo của không ít dự án BĐS.

Mới đây,  tại hội thảo về chính sách tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở Hà Nội (16-8) nhiều con số đưa ra cho thấy BĐS “tồn kho” rất lớn. Thống kê sơ bộ của hơn 60 doanh nghiệp có lượng hàng BĐS “tồn kho” lên đến hơn 83 ngàn tỷ đồng, tăng gần 6,7% so với cuối năm 2011. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng cho BĐS khoảng 138 ngàn tỷ đồng nhưng theo Ủy ban Giám sát tài chính thì con số này phải lớn gấp hơn 2 lần.

Cái thời “hoàng kim” của BĐS đã đi qua và chưa biết đến bao giờ mới có thể phục hồi, nhưng cũng đủ thấm thía về một bài học đầu tư kinh doanh theo phong trào.

Xuân Phú

 

Tin xem nhiều