Chỉ từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5, trên các phương tiện truyền thông đã liên tục đưa tin về những vụ sản phụ tử vong khi đến sinh con tại bệnh viện. Tại Đồng Nai cũng đã có 2 sản phụ tử vong (trong đó một vụ chết cả mẹ lẫn con) khi đến sinh tại Bệnh viện đa khoa cao su Đồng Nai.
Chỉ từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5, trên các phương tiện truyền thông đã liên tục đưa tin về những vụ sản phụ tử vong khi đến sinh con tại bệnh viện. Tại Đồng Nai cũng đã có 2 sản phụ tử vong (trong đó một vụ chết cả mẹ lẫn con) khi đến sinh tại Bệnh viện đa khoa cao su Đồng Nai.
Những trường hợp tử vong tại bệnh viện, đặc biệt là tử vong khi sinh nở thường để lại nhiều tiếc thương nhất bởi nạn nhân là phụ nữ, trẻ sơ sinh và sự ra đi của các nạn nhân thường rất đột ngột. Những ca tử vong đó, dù là tai biến bất thường nằm ngoài tiên lượng của bác sĩ hay bởi sự tắc trách, chuyên môn kém của người thầy thuốc… cũng đều chạm đến sự nhạy cảm sâu nhất trong mỗi người.
Đáng suy nghĩ hơn, việc sản phụ tử vong không chỉ đơn giản là thế giới này bớt đi một con người, mà với nhiều trường hợp, phía sau cái chết của sản phụ còn để những nỗi đau lớn hơn. Chồng mất vợ, con mất mẹ, cha mẹ mất con… là những nỗi đau không gì bù đắp. Chẳng hạn, sau cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Thúy Trang khi sinh con tại Bệnh viện đa khoa cao su ngày 3-5, chồng chị là anh Bùi Anh Chiến - một thợ hồ đã phải nghỉ làm để nuôi hai đứa con nhỏ, trong đó có một đứa con vừa chào đời còn đỏ hỏn. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi chết, tôi phải nghỉ làm để nuôi con. Mà không đi làm, lấy tiền đâu cha con tôi sống?”. Hoặc sự ra đi của chị Mai Thị Lành - sản phụ cũng tử vong tại bệnh viện này đã để lại một người chồng bị bại não và 3 đứa con nhỏ. Hiện hai đứa con lớn của chị Lành tuổi chưa đầy 15, mỗi sáng phải dậy từ 3 giờ sáng để thay mẹ đi bỏ nấm, lấy tiền nuôi cha và em…
Thuận Thắng