Hỏi: Em gái tôi có thai với người yêu. Để giữ gìn danh dự gia đình, tôi nhận đứa trẻ làm con nuôi. Trên giấy khai sinh của cháu, tôi đứng tên với tư cách là mẹ, nay cháu đã được 6 tuổi. Xin hỏi trường hợp cha ruột của cháu có quyền yêu cầu tôi trả lại con không, pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi: Em gái tôi có thai với người yêu. Để giữ gìn danh dự gia đình, tôi nhận đứa trẻ làm con nuôi. Trên giấy khai sinh của cháu, tôi đứng tên với tư cách là mẹ, nay cháu đã được 6 tuổi. Xin hỏi trường hợp cha ruột của cháu có quyền yêu cầu tôi trả lại con không, pháp luật quy định như thế nào?
Nguyễn Khoa Tâm (TP.Biên Hòa)
Trả lời: Theo thông tin chị cung cấp, thời điểm chị nhận cháu làm con nuôi chỉ có một mình chị (không có chồng chị). Việc cho - nhận con nuôi giữa chị và em gái theo đúng quy định của pháp luật. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa chị và con nuôi phát sinh đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mẹ và con như: chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với người con nuôi… Do đó, chị có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Trường hợp cha đứa trẻ yêu cầu chị trả lại đứa trẻ cho anh ta, trước hết anh ta phải gửi đơn yêu cầu tòa án nơi cháu đang cư trú truy nhận cha cho con, nhưng phải có căn cứ pháp luật thể hiện bằng việc giám định gene di truyền (ADN). Khi có đầy đủ bằng chứng khoa học thì tòa án công nhận người đó là cha đứa trẻ bằng một quyết định. Trên cơ sở quyết định của tòa án, anh ta có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi tên anh ta trên giấy khai sinh với tư cách là cha. Tuy nhiên, theo quy định, chị có quyền từ chối việc giám định ADN của con chị.
LS.Ngô Văn Định