Báo Đồng Nai điện tử
En

Tặng cho nhà khi di chúc có hiệu lực?

09:04, 21/04/2019

Hỏi: Cha mẹ tôi lập di chúc chung có chứng thực của chính quyền địa phương cho tôi được hưởng 1/2 căn nhà và đất. Năm 2015 mẹ tôi chết, hiện nay cha tôi muốn  tặng cho em ruột tôi phần tài sản của mình. Xin luật sư hướng dẫn cho cha và em tôi làm thủ tục tặng cho, bản thân tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Hỏi: Cha mẹ tôi lập di chúc chung có chứng thực của chính quyền địa phương cho tôi được hưởng 1/2 căn nhà và đất. Năm 2015 mẹ tôi chết, hiện nay cha tôi muốn  tặng cho em ruột tôi phần tài sản của mình. Xin luật sư hướng dẫn cho cha và em tôi làm thủ tục tặng cho, bản thân tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Trần Văn Bền (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp)                               

Trả lời: Theo quy định của Luật Dân sự, việc lập di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (nghĩa là thời điểm người lập di chúc chết hoặc tòa án tuyên bố người đó chết).

Bên cạnh đó, Luật Dân sự cũng quy định người lập di chúc được quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Như vậy khi mẹ ông chết thì phần di chúc của mẹ ông trong di chúc chung phát sinh hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, mẹ của ông chỉ được định đoạt 1/2 tài sản chung của cha mẹ ông (vì tài sản chung của cha mẹ ông được chia làm 2, mỗi người được một nửa trong khối tài sản chung của hai người), nhưng cha ông là người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, thì cha của ông sẽ được hưởng thêm một phần di sản thừa kế của vợ. 

Nay cha của ông muốn đem phần tài sản của mình tặng cho em trai ông, trước hết phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của mẹ ông theo di chúc (để làm rõ ai được hưởng thừa kế của người mẹ). Sau khi văn bản khai nhận di sản có hiệu lực pháp luật thì đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin sang tên (cho hai người gồm ông và cha ông). Sau khi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, cha của ông sẽ làm thủ tục tặng, cho quyền sử dụng đất và tài sản thuộc quyền sử dụng của mình cho người em của ông. Như vậy, 2 anh em ông sẽ trở thành sở hữu chung đối với quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.

Trường hợp có tranh chấp việc hưởng di sản thừa kế của mẹ ông theo di chúc, tòa án nhân dân cấp huyện nơi có nhà đất của cha mẹ ông tọa lạc có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

LS.Ngô Văn Định

Tin xem nhiều