Hỏi: Tôi là mẹ ruột của bị cáo Nguyễn Văn H., là một trong 3 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1, Điều 134, Bộ luật Hình sự hiện hành. Tuy nhiên, người bị hại trong vụ án này làm đơn rút yêu cầu khởi tố đối với 2 bị cáo. Xin hỏi, pháp luật quy định việc này như thế nào?
Hỏi: Tôi là mẹ ruột của bị cáo Nguyễn Văn H., là một trong 3 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1, Điều 134, Bộ luật Hình sự hiện hành. Tuy nhiên, người bị hại trong vụ án này làm đơn rút yêu cầu khởi tố đối với 2 bị cáo. Xin hỏi, pháp luật quy định việc này như thế nào?
Ngô Thị Nhỏ (TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)
Trả lời: Đối với vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu bị hại, hiện nay chưa có quy định về việc người bị hại trong vụ án hình sự được rút yêu cầu khởi tố đối với bị cáo. Như vậy người bị hại chỉ có quyền rút yêu cầu khởi tố đối với vụ án, không có quyền rút yêu cầu khởi tố đối với bị cáo.
Người bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích quy định tại Khoản 1, Điều 134, Bộ luật Hình sự sẽ được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, đồng thời được rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong mọi thời điểm (ở các giai đoạn: khởi tố, truy tố, xét xử).
Yêu cầu rút khởi tố vụ án sẽ được các cơ quan tố tụng giải quyết theo các trường hợp sau: người rút yêu cầu khởi tố vụ án tự nguyện, không bị đe dọa, mua chuộc…
Nếu rút yêu cầu khởi tố vụ án trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì hội đồng xét xử hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án. Trường hợp đã có bản án nhưng còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì tòa án phải hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để tòa án cấp phúc phẩm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
LS.Ngô Văn Định