Hỏi: Vừa qua, tòa án triệu tập vợ chồng tôi vì có liên quan đến việc thế chấp nhà đất (tài sản chung) của vợ chồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng tín dụng chữ ký không phải của tôi (điều này được chồng tôi thừa nhận là đã ký thay tôi). Xin luật sư hướng dẫn để tôi đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
Hỏi: Vừa qua, tòa án triệu tập vợ chồng tôi vì có liên quan đến việc thế chấp nhà đất (tài sản chung) của vợ chồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng tín dụng chữ ký không phải của tôi (điều này được chồng tôi thừa nhận là đã ký thay tôi). Xin luật sư hướng dẫn để tôi đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
Cấn Thị Tuyến (huyện Tân Phú)
Trả lời: Theo quy định, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân… Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Việc sử dụng, định đoạt tài sản chung phải do vợ chồng cùng thỏa thuận. Đối với nhà đất (bất động sản) là tài sản chung thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Mặt khác, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như: nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung…
Như vậy, việc chồng của chị tự ý đem tài sản chung của vợ chồng đi thế chấp cho ngân hàng mà không có ý kiến của chị là không đúng quy định pháp luật và bị vô hiệu một phần vì không đúng chủ thể ký kết hợp đồng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị nên làm đơn phản tố để tòa án xem xét việc chữ ký trong hợp đồng tín dụng là không phải của chị.
LS.Ngô Văn Định